BlogKiến Thức Nha Khoa

Như Thế Nào Là Tư Thế Lưỡi Đúng? Lợi Ích Của Việc Đặt Lưỡi Đúng Cách

667

Bình thường lưỡi chúng ta nằm trọn vẹn trong khoang miệng. Lưỡi sẽ không gây ra lực đẩy  để tác động lên các răng, tuy nhiên nếu lđặt ưỡi sai tư thế vào giữa răng hàm trên hàm dưới, đẩy vào gót răng cửa của hàm trên trong khi nuốt hoặc trạng thái nghỉ thì sẽ gây ra những tác dụng phụ có hại về cả thẩm mỹ lẫn chức năng trên bộ răng.

Vậy cần đặt lưỡi như thế nào cho phù hợp? Hãy theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu làm sao để đặt lưỡi đúng cách nhé.

Tư Thế Lưỡi Đúng Là Như Thế Nào?

Tư thế lưỡi đúng

Tư thế lưỡi đúng là khi lưỡi đặt lên trong vòm họng một cách thụ động và hoàn toàn không gây lực đẩy lên các răng trước cũng như gác lên răng.

Tư thế lưỡi sai thường gặp của nhiều người bao gồm:

Lưỡi đẩy vào răng cửa trên. Bạn hãy cảm nhận mỗi khi bạn thư giãn, vô thức như xem ti vi, xem điện thoại hoặc lái xe hoặc khi làm việc tập trung, bạn hãy đánh giá xem lúc đó lưỡi ở đâu. Nếu lưỡi đẩy vào răng thì là sai.

Hướng dẫn tư thế đúng của lưỡi khi tập Mewing - nha khoa Thùy Anh - nhakhoathuyanh

Một số tư thế lưỡi sai khác như là đẩy vào hàm dưới hoặc chèn giữa 2 hàm. Thậm chí nhiều người còn chèn vào cả răng hàm phía sau và gây hở khớp cắn răng, về sau sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Tác hại của việc đặt sai tư thế lưỡi

Khi nói đến việc tập lưỡi thì nhiều bạn có thể coi nhẹ, nghĩ rằng có phải chúng ra ngày càng phức tạp hóa các vấn đề sức khỏe hay không, đến cái lưỡi cũng phải tập?

Tuy nhiên theo như các chuyên gia, bài tập lưỡi là bài tập quan trọng nhất trong tất cả các bài tập trong việc điều chỉnh sự hài hòa của hệ thống sọ mặt.

Trước đây vì chưa có nhiều kênh thông tin để phổ biến các kiến thức sức khỏe nha khoa cộng đồng do đó nhiều người bị răng lệch lạc, hô, móm cũng như các vấn đề cột sống cổ, vai gáy không được điều trị.

Tư thế lưỡi ngoài việc gây ảnh hưởng trong trạng thái tĩnh, thì cũng sẽ ảnh hưởng trong trạng thái động tức là tư thế lưỡi sai dẫn tới việc nuốt cũng sai.

Người bình thường có động tác nuốt trong khoảng 1000 – 2000 lần mỗi ngày, mỗi lần tạo ra lực đẩy khoảng 1800g (4 pound), lực bất lợi này nếu tác động trong thời gian lâu dài, mãn tính thì sẽ khiến cho răng bị lệch lạc mức độ từ trung bình đến nặng.

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bạn đẩy lưỡi nặng đó là gây ra cắn hở, hô, thưa răng. Cắn hở là hàm trên hàm dưới không cắn khít với nhau khi bạn đóng hàm tối đa. Điều trị cắn hở là loại điều trị khó nhất trong chuyên ngành nắn chỉnh răng.

Mài răng cửa bị hô để ép vào có được không? - Nha khoa Sài Gòn ST

Các hậu quả dễ thấy của trường hợp tư thế lưỡi sai là bạn cắn hở răng trước, hô răng cửa, thưa răng, ngoài ra cũng có thể gây sai tư thế đầu, gây ra bệnh lý thái dương hàm đau mỏi cơ vùng đầu mặt cổ.

Lợi ích khi đặt lưỡi đúng cách

Tư thế lưỡi đúng giúp cho trẻ trong độ tuổi tăng trưởng xương có một hàm răng đều đặn, tương quan xương hàm đúng trong phức hợp sọ mặt, và các bé lớn lên sẽ có khuôn mặt đẹp với đường xương hàm sắc nét, gương mặt hiện đại.

Đối với người trưởng thành thì việc tập lưỡi sẽ giúp cân bằng hệ thống cơ xương sọ mặt, bạn sẽ thấy thư giãn vùng đầu và vai hơn, với những ai răng thưa sẽ có thể khép khe thưa do tật đẩy lưỡi trước đó, đặc biệt đối với các bạn đang niềng răng việc tập lưỡi sẽ tránh tái phát răng thưa, răng hô…

Sở hữu được tư thế lưỡi đúng rất quan trọng cho cơ thể, đặt biệt là vùng đầu. Hơn 70% những bệnh tật gây ra là do thói quen xấu, điều chỉnh thói quen không chỉ có tác dụng trong chữa bệnh, duy trì sự lành mạnh mà còn giúp chúng ta phòng bệnh nữa.

 

Mewing là gì? Hướng dẫn tập Mewing cho người mới bắt đầu

Khi nào nên bắt đầu tập tư thế lưỡi?

Tư thế lưỡi là việc hoàn toàn có thể tập được, nhưng không phải ai cũng bị sai tư thế lưỡi, những ai đúng rồi thì thôi.

Vào giữa thế kỷ XX, một giáo sư chỉnh hình răng mặt Jone Mew, sau quá trình điều trị chỉnh hình ông nhận thấy rằng tất cả các sai hình khớp cắn đều có nguồn gốc rất lớn từ lưỡi, do vậy điều chỉnh tư thế lưỡi đúng từ bé sẽ giúp khi lớn lên có được hàm răng đẹp, khuôn mặt đẹp với những đường nét rõ ràng. Trường phái hướng dẫn tập lưỡi chữa bệnh như vậy hiện nay được nối tiếp bởi con trai ông và đã được phổ biến khắp thế giới.

Việc tập lưỡi với người lớn nên bắt đầu ngay khi bạn phát hiện ra tư thế sai. Đối với trẻ nhỏ thì có thể tập ngay khi chuyển từ giai đoạn bú sang ăn cháo. Quan sát động tác nuốt của các con nếu cảm thấy có điều bất thường tức là khi nuốt lưỡi đang bị đẩy ra trước thì phải sửa.

Tập Mewing và những thông tin không thể bỏ qua – Navii Blog

Chúng ta sẽ không thể tập cho trẻ khi tuổi của các con còn quá bé, lúc này nha sĩ sẽ đeo cho các bé các khí cụ chức năng chặn tư thế lưỡi sai. Thời điểm khoảng 4 – 5 tuổi vẫn hợp lý và chưa muộn để can thiệp.

Việc tập lưỡi bạn nên được thực hiện liên tục để sau khoảng 1 tháng hình thành được thói quen cho việc lưỡi đúng vô thức.Thực tế đã chứng minh nếu tiến hành tối thiểu mỗi ngày 4 – 6 tiếng và liên tục sau 1 tháng thì sẽ hình thành được phản xạ đúng mà không cần tập.

Cách Tập Lưỡi Chuẩn

Tổng quan về phương pháp Mewing

Như đã đề cập, Mewing là một phương pháp luyện tập cách đặt lưỡi đúng vị trí nhằm mục đích giúp thon mặt, nâng cao sống mũi và xương hàm, giúp cho gương mặt được cải thiện theo hướng tích cực hơn.

Phương pháp này được nghiên cứu và phát triển bởi bác sĩ John Mew và đã được phổ biến rộng rãi bởi con trai của ông là bác sĩ chỉnh nha Mike Mew.

Meeting with the Pioneers of Orthotropics | Livonia, MI

Có rất nhiều người đã làm theo phương pháp này và nhận thấy được những cải thiện rõ rệt đối với vẻ bề ngoài. Hai lợi ích cải thiện gương mặt mà phương pháp Mewing đã mang lại cho người tập đó là:

  • Phương pháp Mewing giúp thở đúng

Mewing sẽ giúp chúng ta hít thở đúng cách bằng đường mũi, không phải bằng miệng. Không khí hít vào cơ thể sẽ được xử lý đúng theo một quy trình tự nhiên.

Bài Tập Mewing – Tác hại của việc thở bằng miệng và cách điều trị hiệu quả - nhakhoathuyanh

Trước khi vào phổi, không khí đã được lọc sạch bởi nhờ vào sợi lông mao ở mũi. Điều này sẽ rất tốt cho việc nắn chỉnh răng nói riêng và cho sức khỏe nói chung.

  • Mewing giúp chúng ta bỏ đi những thói quen xấu như hóp má, đẩy lưỡi và hóp thái dương khi niềng răng.

  • Mewing cải thiện đường nét khuôn mặt

Khi thực hiện phương pháp mewing đúng cách, đường nét trên mặt của bạn sẽ dần dần trở nên sắc nét hơn. Sống mũi cũng sẽ được nâng cao hơn giúp đường thở được mở rộng, giảm tình trạng viêm mũi, viêm xoang.

Ngoài ra, xương hàm trên cũng được nâng cao, mở rộng hơn và đưa ra trước hơn và cải thiện tình trạng cằm lẹm và khả năng nhai.

Có 2 phương pháp Mewing phổ biến nhất hiện nay:

  • Soft Mewing: Đây là phương pháp đơn giản và phù hợp cho người mới tập luyện, với soft mewing bạn chỉ cần đặt lưỡi vào đúng vị trí là được.
  • Hard Mewing: Loại này đòi hỏi bạn việc luyện tập chăm chỉ và khó hơn. Ngoài việc đặt lưỡi đúng vị trí, bạn cũng sẽ cần phải dùng một lực mạnh ép lên lưỡi bằng cách nuốt nước bọt.

Soft Mewing VS Hard Mewing — Koko Face Yoga

Phần xương hàm không phải là một vật thể nguyên khối, được cấu tạo bởi xương và các sụn nhỏ, và chúng có thể thay đổi trong suốt cuộc đời của chúng ta. Phương pháp Mewing sử dụng lực đẩy của lưỡi để đưa phần xương hàm trên ra trước và lên cao, giúp cho sống mũi của bạn cao hơn và phần xương mặt không bẹt ra sau.

Mewing mất khá nhiều thời gian của bạn để đạt được kết quả, sau 1-2 tháng thực hiện thì kết quả mới dần xuất hiện trên gương mặt.

Bên cạnh đó bác sĩ Mike Mew cũng chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến tật hô vẩu là do chúng ta thở không đúng. Chỉ nên thở bằng đường mũi, một số người có thể vì đường thở yếu hoặc do thói quen há miệng khi ngủ nên hay thở bằng miệng, và như vậy vô tình làm cho hàm răng của chúng ra bị đẩy ra trước, lâu ngày dần gây ra hô, vẩu gây mất thẩm mỹ gương mặt.

Cách tập Mewing đúng phương pháp

Để thực hiện phương pháp Mewing thì rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Nhưng nếu đặt lưỡi sai vị trí sẽ khiến cho lưỡi của bạn bị mỏi trong lúc luyện tập đó.

Ban đầu, có thể sẽ mất khá nhiều thời gian để bạn có thể đặt lưỡi đúng vị trí, bởi vì càng vào sâu bên trong miệng thì sẽ càng khó cảm nhận. Hãy xem thông tin dưới đây để luyện tập Mewing đúng cách nhé!

4 thắc mắc thường gặp về Mewing

  • Xác định vị trí đặt lưỡi ngay phía sau răng cửa, bởi vì đầu lưỡi là phần dễ cảm nhận nhất.
  • Kéo căng môi và hai hàm không cần thiết chạm vào nhau
  • Nuốt nước bọt để đảm bảo toàn bộ lưỡi đã dính chặt vào hàm trên.
  • Khép môi và giữ ở vị trí đó tầm 20 – 30 phút.

Vị trí đặt lưỡi đúng đó là khi toàn bộ lưỡi của bạn nằm áp sát vào hàm trên, bạn không cảm thấy khó thở và mỏi lưỡi khi thực hiện. Ban đầu mới tập lưỡi thì bạn sẽ mỏi, nhưng đừng lo vì thời gian lâu dần thì cơ lưỡi sẽ khỏe lên và quen dần nhé!

  • Tác động lực: Khi lưỡi đã đặt vào đúng vị trí, hãy dùng một lực nhỏ ở lưỡi đẩy hàm trên của bạn về phía trước, hướng lên trên và giữ như vậy trong vòng vài phút.

Không đẩy lưỡi vào răng cửa, vì sẽ khiến răng cửa bị hô, vẩu. Mewing cần được thực hiện liên tục hằng ngày và ngoại trừ trừ lúc ăn, uống và nói nhé!

Như đã đề cập, khoảng 1-2 tháng kể từ lúc bắt đầu thì phương pháp Mewing mới bắt đầu có hiệu quả. Nhưng để gương mặt của bạn có thay đổi rõ rệt phải thì chờ đến 8 tháng hoặc thậm chí 1 năm.

Tư thế lưỡi đúng và không đúng là như thế nào? Hướng dẫn cách đặt lưỡi chuẩn - nhakhoathuyanh

Hãy tập mewing ít nhất khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày trong thời gian đầu mới tập. Và sau đó tăng dần thời gian, sau khi tập sau vài tuần khi đã quen hơn. Nếu như việc tập đặt lưỡi đúng cách đã trở thành thói quen của mình thì lúc này bạn có thể tập cả ngày.

Phương pháp Mewing cần được thực hiện sớm càng tốt. Nếu có thể, tư thế lưỡi đúng nên được luyện từ khi còn là một đứa bé, để lớn lên có thể quen dần và thích nghi.

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn làm thế nào để đặt lưỡi đúng cách và chuẩn chỉnh nhất. Với những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho diện mạo của mình, còn chần chừ gì mà không bắt đầu chỉnh lại tư thế lưỡi của mình ngay hôm nay.

0 ( 0 bình chọn )

Nha Khoa Hữu Cầu

https://nhakhoahuucau.com
Nha khoa Hữu Cầu chuyên sâu phục hình răng sứ, chỉnh hình răng, cấy ghép răng Implant, tẩy trắng răng, niềng răng thẩm mỹ. Cung cấp thông tin nha khoa bổ ích.

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm