Tình trạng mất răng lâu năm, dù là bị một hay nhiều răng, cũng sẽ làm giảm chức năng nhai, gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và cũng sẽ khiến người bệnh ngại nói cười, tự ti trong giao tiếp. Có nhiều người thường chủ quan, và đến khi những răng còn lại bị xô lệch, sai khớp cắn thì mới bắt đầu tìm kiếm giải pháp để trồng lại răng đã mất.
Vậy mất răng lâu năm có trồng được không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nguyên Nhân Dẫn Đến Mất Răng
Hàm răng của một người trưởng thành sẽ bao gồm có 32 chiếc răng, gồm có răng cửa, răng nanh và răng hàm. Trong đó, răng hàm ( gồm các răng số 6, số 7 và số 8 – răng khôn) là những chiếc răng khỏe nhất, có vai trò quan trọng không chỉ trong việc giúp hoàn chỉnh bộ nhai mà còn giúp đảm bảo khuôn mặt cân đối và thẩm mỹ hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố về tuổi tác thì hiện tượng mất răng, đặc biệt là đối với răng hàm, ngày càng xuất hiện khá phổ biến do những một số nguyên nhân như sau:
- Mắc một số bệnh lý về răng miệng như là sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… và không điều trị kịp thời gây ra mất răng.
- Quá trình chăm sóc răng miệng không đúng cách, chải răng qua loa và không thay bàn chải đánh răng thường xuyên…
- Tai nạn dẫn đến mất răng hoặc gặp chấn thương trong sinh hoạt và một số hoạt động hằng ngày như chơi thể thao, mang vác vật nặng.
- Bên cạnh đó, một số thói quen như nghiến răng, thích ăn đồ cứng, ăn đồ ngọt, hút thuốc lá… cũng có thể gây nên những mảng bám và tạo điều kiện cho bệnh viêm nướu phát triển rồi dẫn đến tình trạng mất răng.
Hậu Quả Của Việc Mất Răng Trong Nhiều Năm
Theo như các số liệu thống kê thì có đến 80% những người mất răng không trồng lại răng giả bởi vì đều chủ quan nghĩ rằng có thể sử dụng các răng còn lại để nhai.
Tuy nhiên, khi chiếc răng bị mất càng để lâu năm thì sức khỏe của cả hàm răng càng bị ảnh hưởng, khiến cho việc điều trị và phục hình răng về sau sẽ gặp nhiều khó khăn và thậm chí là gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một số hậu quả có thể kể đến như:
Khả năng ăn nhai kém và gây ảnh hưởng tiêu hóa
Nếu như răng nanh và răng cửa có nhiệm vụ cắn và xé, thì răng hàm sẽ đóng vai trò nhai và nghiền nhuyễn thức ăn trước khi nuốt.
Do đó, dù cho bạn bị mất răng ở vị trí nào thì cũng đều sẽ làm cho lực nhai bị giảm, thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi được đưa xuống dạ dày. Điều này sẽ vừa khiến dạ dày buộc phải tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa thức ăn, vừa cần phải hoạt động hết công suất để co bóp, nhào trộn mới có thể chuyển hóa hết dưỡng chất.
Tiêu xương hàm
Mất răng lâu năm chính là một nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng tiêu xương hàm. Vùng xương hàm ở khoảng trống mất răng nếu như không phải chịu tác động của lực nhai trong thời gian dài thì sẽ bị tiêu đi, kèm theo đó là tình trạng tụt nướu. Nếu như không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây nhiều tác hại về sức khỏe và cả thẩm mỹ của khuôn mặt.
Ảnh hưởng thẩm mỹ
Việc mất răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ khi bạn giao tiếp, nhất là đối với những vị trí răng cửa, dễ thấy khi nói chuyện hay cười đùa. Nếu như để mất răng lâu năm, vấn đề tiêu xương sẽ khiến cho vùng má bị hóp vào, môi bạn sẽ bị lẹm nên khuôn mặt sẽ trông già hơn tuổi.
Ảnh hưởng các răng khác
Không chỉ làm giảm lực nhai hay ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ, tình trạng mất răng lâu năm sẽ gây hiện tượng sai khớp cắn. Các răng bên cạnh sẽ có xu hướng đổ về phía chiếc răng đã mất nên gây ra tình trạng xô lệch răng và khớp cắn sẽ không còn chuẩn.
Khả năng phát âm
Khoảng trống tại vị trí chiếc răng mất sẽ khiến cho bạn trong khi nói chuyện bị thoát hơi, dẫn đến việc khó phát âm chính xác, nhất là đối với những từ có âm gió. Ngoài ra, nếu bị mất răng cửa còn làm giảm hoặc gây ra mất tương quan giữa răng – môi – lưỡi nên rất dễ nói ngọng, nói đớt và gây ra thiếu tự tin khi giao tiếp.
Nguy cơ mất răng toàn hàm
Việc mất răng lâu năm do bệnh lý nếu như không được chữa trị triệt để thì sẽ có nguy cơ cao bị mất răng toàn hàm. Bởi khi răng có khoảng trống, việc bạn vệ sinh răng miệng không kỹ sẽ rất dễ để lại những mảng bám gây sâu răng. Ngoài ra, thao tác đánh răng cũng có thể làm tổn thương đến nướu tại vị trí răng bị mất và gây chảy máu, viêm nhiễm ở nướu và tủy răng.
Đau khớp thái dương hàm, đau đầu
Khi mất răng, những chiếc răng còn lại sẽ không còn lực nâng đỡ và dần dần bị xô lệch theo chiều ngẫu nhiên. Từ đó, làm tăng lực nhai lên răng rồi dẫn đến việc thay đổi biên độ dao động của khớp thái dương hàm, và lâu ngày gây đau vùng thái dương, đau đầu,…
Có Trồng Lại Răng Mất Lâu Năm Được Không?
Mất răng lâu năm đã làm cho xương hàm bị tiêu biến, tụt nướu, tụt lợi, sai khớp cắn và điều này khiến cho nhiều người lo lắng rằng liệu mất răng lâu năm có trồng lại được không?
Mặc dù cấu trúc cũng như thể tích xương hàm đã bị biến đổi nhưng bạn vẫn có thể trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant. Nha sĩ thực hiện trồng răng bằng việc bù đắp xương hàm từ xương nhân tạo, khôi phục xương ổ răng với kỹ thuật nâng xoang ghép xương.
Phương pháp này hiện nay đang được áp dụng phổ biến và không gây ra đau nhức hay nguy hiểm cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tính toán thể tích, mật độ xương bị thiếu và từ đó thực hiện kế hoạch ghép xương cho bệnh nhân. Trong khi chờ đợi cho xương hàm hồi phục thì bạn cần thăm khám răng miệng theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình lành thương và lành xương.
Sau khi xác định xương hàm của bạn đã ổn định trở lại, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn trồng răng Implant để phục hình lại chiếc răng đã mất. Thời gian ghép xương và chờ cấy ghép của mỗi ca là khác nhau và cũng tùy thuộc vào sức khỏe xương hàm và răng miệng.
Bằng công nghệ trồng răng hiện đại, cấy ghép Implant có thể nói là phương pháp duy nhất điều trị được những trường hợp mất răng lâu năm bị tiêu xương hàm, đồng thời cũng tránh được việc tiêu xương về lâu, về dài.
Phương pháp trồng răng Implant thực hiện khôi phục từ chân răng bằng trụ Titanium được cấy ghép vào xương hàm để làm chân răng cho mão răng sứ. Trụ sẽ được trồng với tỷ lệ tương thích cao, đảm bảo được độ nông sâu và tương quan với các chân răng kế cận. Sau một thời gian nhất định, trụ Implant sẽ được tích hợp vững chắc với xương hàm, làm trụ cho mão răng sứ và giúp duy trì răng giả vĩnh viễn.
Những Lưu Ý Sau Khi Trồng Implant
Cắn chặt bông gòn
Bạn cần cắn chặt bông gòn sau khi trồng Implant khoảng 30 phút. Vì sau khi phẫu thuật thì bạn sẽ gặp tình trạng chảy máu ở vị trí cắm trụ Implant. Do đó bạn hãy cắn chặt bông gòn cho đến khi máu được đông lại.
Trong khoảng thời gian đầu 1 – 2 ngày, bạn sẽ gặp phải tình trạng vết thương bị rỉ máu. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được kịp thời kiểm tra tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Chườm đá lạnh
Sau quá trình phẫu thuật bạn sẽ cảm thấy ê đau vì lúc này thuốc tê đã hết tác dụng và vùng má tại vị trí cắm trụ sẽ sưng nhẹ. Bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm ở vị trí sưng đau và chườm liên tục trong khoảng 3 ngày đầu sau khi cắm trụ Implant.
Uống thuốc theo đơn đã kê
Lưu ý sau khi trồng răng implant, bạn cần phải uống đúng thuốc mà bác sĩ kê đơn bởi vì trong thành phần thuốc thì có loại thuốc kháng sinh có chứa Aspirin, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài và sẽ có thể làm nhiễm trùng trụ Implant. Do đó bạn không nên tự ý mua thuốc ở bên ngoài để tránh trường hợp trụ bị đào thải Implant.
Không hút thuốc lá
Tuyệt đối bạn không được sử dụng thuốc lá từ 4 -12 tuần trước và sau khi cấy ghép Implant. Trong thành phần thuốc lá có chứa các thành phần làm ảnh hưởng hưởng đến trụ của Implant.
Tránh va chạm trực tiếp
Khi trụ implant được cấy vào trong thường thì sẽ dễ rất bị lệch ra khỏi vùng cấy răng. Do vậy, bạn cần hạn chế các dụng cụ gây tác động lên trụ răng như là ngón tay, tăm, hoặc các đồ vật sắc nhọn,..
Tránh hoạt động mạnh
Trong khoảng từ 24 – 48 giờ đầu tiên bạn cần tránh việc vận động mạnh. Những hoạt động thể chất mạnh sẽ ảnh hưởng lớn và trực tiếp phần xương hàm cũng như việc các trụ implant rất dễ bị lung lay hay tổn thương gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
Chế Độ Ăn Uống Sau Khi Trồng Implant
Sau khi trồng răng Implant, bạn cần lên một chế độ ăn uống khoa học và kiêng cữ. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp sau khi trồng răng implants dưới đây:
Khoảng từ 1 – 2 ngày sau khi trồng răng, bạn nên bắt đầu với một số loại đồ ăn mềm như là cháo, canh, sữa,.. cho đến khi vùng xương hàm đặt trụ bớt bị sưng đỏ và chảy máu. Những ngày sau thì bạn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên,trong quá trình bạn uống nước bạn không nên sử dụng đến ống hút vì ống hút sẽ tạo ra một lực lớn khiến cho răng bị tổn thương và chảy máu.
Trong vòng tuần đầu tiên, bạn chỉ nên sử dụng đồ ăn nhẹ, mềm, nhai thật chậm và tránh sử dụng lực để tác động lên răng. Bạn cũng có thể uống nước trái cây, nước ép để bổ sung thêm vitamin và các khoáng chất cần thiết.
Sau 1 tuần trồng răng Implant, bạn có thể sử dụng một số loại thịt như thịt gà, thịt heo, thịt bò,… để cung cấp chất đạm và sẽ khiến vết thương của bạn nhanh chóng được hồi phục.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc liệu mất răng lâu năm có trồng được không và một số những lưu ý sau khi trồng răng, cũng như ăn uống sao cho hợp lý. Hy vọng những thông tin trên bài viết sẽ hữu ích cho quá trình chăm sóc răng miệng của bạn.
Ý kiến bạn đọc (0)