- Niềng Răng Hỏng Và 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Chung
- Xuất hiện hiện tượng tiêu cụt chân răng
- Xuất hiện tình trạng lệch đường giữa, lệch mặt
- Cười hở lợi, răng quặp vào nhau
- Khớp nhai không có tính ổn định
- Do gắn mắc cài không đúng cách
- Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Niềng Răng Hỏng
- Bác sĩ không có chuyên môn
- Trang thiết bị kém chất lượng
- Vệ sinh răng miệng sai cách
- Không đến thăm khám theo lịch của nha sĩ
- Không biết cách sử dụng hàm duy trì
- Hậu Quả Của Những Ca Niềng Răng Hỏng
- Niềng Răng Hỏng Và Cách Khắc Phục Triệt Để
- Dấu hiệu bất thường xuất hiện khi đang niềng
- Đã niềng xong nhưng không thành công
Niềng răng hỏng là một trong những tình trạng xảy ra khá nhiều ở người niềng răng. Niềng răng hỏng có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tay nghề bác sĩ không đảm bảo. Để tìm hiểu thêm về niềng răng hỏng, cùng Nha Khoa Hữu Cầu tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng Răng Hỏng Và 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Chung
Xuất hiện hiện tượng tiêu cụt chân răng
Thông thường, chân răng sẽ có vị trí nằm ở trung tâm của xương hàm. Đối với những người sở hữu xương hàm mỏng thì chân răng sẽ xuất hiện lệch ra bên ngoài hoặc vào trong. Khi răng của người niềng gặp tình trạng như cửa sổ xương hay khuyết hổng xương thì nha sĩ sẽ thông báo trước cho bạn. Đồng thời, họ sẽ di chuyển răng một cách chậm rãi thận trọng hơn so với những người niềng răng khác.
Khi di chuyển răng với lực quá lớn, chân răng lúc này sẽ có hiện tượng bật ra khỏi xương hàm người niềng. Đặc biệt, cơ sinh học di chuyển răng sai vị trí sẽ dẫn đến tình trạng chóp răng, cổ răng lệch ra ngoài với phần xương hàm. Đối với những trường hợp nhẹ hơn thì nha sĩ có thể thay đổi bằng cách hướng torque. Mục đích để giúp chân răng xoay ngược trở lại. Đối với những trường hợp nặng hơn hoặc bệnh nhân gặp tình trạng tiêu vùng cổ thì sẽ không thể cứu vãn được.
Cách nhận biết dấu hiệu khi sờ vào chân răng tương ứng cùng vùng chóp ngoài phần xương hàm, bạn sẽ cảm thấy chân răng sẽ nằm lệch ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi sờ vào lại cảm giác không rõ nét và chính xác. Cách xác định chuẩn nhất chính là bạn cần đi chụp phim để đưa ra kết quả đúng đắn nhất.
Sự tiêu cụt chân răng ở đây có thể thiểu là chân răng đang gặp tình trạng bị thu ngắn chiều dài hơn khá nhiều so với trước khi điều trị. Theo thống kê cho thấy, có ít hơn 2% các trường hợp bệnh nhân sau quá trình niềng răng gặp tình trạng chân răng bị tiêu. Tuy nhiên, đến nay thì nguyên nhân tiêu chân răng ở người niềng vẫn chưa rõ ràng và chính xác. Điều này có thể là nguyên nhân do cơ địa hoặc liên quan tới việc nẹp răng quá lâu. Tiêu chân răng nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng còn tiêu chân răng nặng cần phải xử lý ngay lập tức.
Xuất hiện tình trạng lệch đường giữa, lệch mặt
Trong quá trình di chuyển răng vào vị trí đều đặn, cần giữ được đường giữa thẳng trục so với trục của khuôn mặt. Điều này có thể hiểu là đường giữa của răng hàm trên phải được đặt trùng với răng hàm dưới. Đặc biệt là trùng với nhân trung, đỉnh mũi cũng như các điểm glabella của khuôn mặt người niềng. Chắc chắn rằng, khi có sự thẳng trục này thì khuôn mặt sẽ trở nên cân đối và hài hòa hơn. Đây cũng chính là yếu tố tuyệt vời giúp việc thẩm mỹ niềng răng được nâng cao.
Tuy nhiên đối với các bạn sở hữu khuôn mặt lệch bẩm sinh thì không thể cải thiện được hoàn toàn. Niềng răng chỉ là quá trình sắp xếp lại răng cho đều mà không phải chỉnh hình toàn bộ khuôn mặt.
Cười hở lợi, răng quặp vào nhau
Dấu hiệu thứ 3 của niềng răng hỏng chính là khiến bệnh nhân gặp tình trạng cười hở lợi, răng bị quặp vào nhau rất mất thẩm mỹ. Nguyên nhân gặp tình trạng cười hở lợi đó chính là trong quá trình kéo hô, kéo khối răng, cơ sinh học di chuyển răng đã không được kiểm soát một cách chặt chẽ. Điều này khiến hàm răng trên vừa di chuyển ra ngoài mà vừa đi xuống dưới. Điều này gây ra hiện tượng cắn sâu, răng quặp và lợi bị hở.
Khi gặp tình trạng này, nha sĩ sẽ cho bệnh nhân đeo mắc cài cũng như đánh lún toàn bộ khối xương hàm phần trên. Hoặc nha sĩ có thể đánh lún cục bộ của khối các răng trước bị quặp vào nhau. Điều quan trọng chính là nha sĩ phải biết cách kiểm soát lực kéo trong quá trình niềng răng. Lý do bởi việc đánh lún để điều trị sẽ mất rất nhiều thời gian. Gần như, khách hàng phải trải qua thêm liệu trình niềng răng mới hoàn toàn.
Khớp nhai không có tính ổn định
Tiếp theo, khi niềng răng hỏng sẽ khiến các răng của bạn không di chuyển tịnh tiến. Thay vì đó chúng di chuyển nghiêng sang một bên khiến khớp nhai bất ổn định. Di chuyển chân răng tối ưu được biết tới là kiểu di chuyển tịnh tiến trên toàn bộ cung hàm. Đi kèm với đó là thân răng tạo với chân răng một khoảng sao cho trục thẳng trùng sát với trục truyền của lực nhai. Điều này là yếu tố quan trọng của 2 mặt phẳng nhai của hàm trên và hàm dưới. Việc làm này sẽ giúp khớp cắn trở nên ổn định và có thể thực hiện chức năng một cách tốt nhất.
Đặc biệt, nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng nghiêng răng chính là hiệu ứng cuộn. Khi nha sĩ sử dụng chun chuỗi đóng chắc trên dây tròn, lúc này dây mềm không đủ độ bền vững trong quá trình niềng. Cách nhận biết cho tình trạng này chính là khi bạn quan sát trên miệng, sẽ thấy rõ các răng có độ nghiêng về một bên. Chúng sẽ nghiêng vào khoảng trống thay vì thân răng tịnh tiến để lấp đầy khoảng trống đó.
Khi gặp tình trạng này, nha sĩ sẽ bắt đầu thực hiện dựng lại trục răng cho người niềng răng. Đồng thời chính là đóng lại khoảng trống theo các hệ thống đặt lực khác trong khi niềng. Đối với những người sở hữu khe niềng thưa, điều chỉnh nha với mục đích sửa khe thưa thì điều này dễ tái phát khi tháo mắc cài nếu đóng khoảng nghiêng.
Do gắn mắc cài không đúng cách
Niềng răng cũng chính việc di chuyển răng về vị trí cố định bằng cách sử dụng lực của mắc cài và dây cung. Đi kèm với đó là các khí cụ hỗ trợ của người niềng răng. Mắc cài cũng chính là yếu tố quan trọng, đầu tiên trong quá trình niềng răng. Khi mắc cài gắn sai, không đúng cách thì toàn bộ quá trình điều trị sẽ trở nên sai hoàn toàn.
Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Niềng Răng Hỏng
Phương pháp niềng răng được đánh giá là một trong những kỹ thuật khó ở nha sĩ. Điều này đòi hỏi bác sĩ phải sở hữu trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Đồng thời, trong quá trình niềng răng thì người niềng cần tuân thủ các lưu ý, kiêng khem và chỉ dẫn của nha sĩ. Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng hỏng.
Bác sĩ không có chuyên môn
Thực tế cho thấy, yếu tố bác sĩ chiếm đến khoảnh 80% sự thành công cho một ca chỉnh hàm. Nếu bác sĩ không có đủ chuyên môn thì có thể điều hướng sai cách niềng răng. Điển hình như nếu bệnh nhân gặp tình trạng hô do hàm nhưng bác sĩ vẫn tư vấn niềng răng như bình thường, chắc chắn ca niềng răng này sẽ thất bại.
Bên cạnh đó, bác sĩ có chuyên môn kém sẽ không thể lên kế hoạch cũng như thời gian điều trị cụ thể và chính xác qua những giai đoạn niềng răng. Từ đó, răng của bệnh nhân sẽ không thể dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn. Đặc biệt, tình trạng răng không thay đổi cũng là điều đương nhiên.
Không chỉ vậy, bác sĩ không có kinh nghiệm, tay nghề chưa vững có thể điều chỉnh lực kéo nha không đúng cách, không phù hợp. Họ có thể điều chỉnh quá mạnh hoặc quá nhẹ khiến cho kết quả niềng răng không thành công, nặng hơn thì ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Trang thiết bị kém chất lượng
Nếu mắc cài, dây cung hoặc khay trong suốt trong quá trình niềng không đảm bảo chất lượng tốt sẽ gây nhiễm trùng nướu một cách nghiêm trọng. Đặc biệt, một số vật liệu chứa các chất hóa học gây hại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người niềng. Bên cạnh đó, vật liệu kém sẽ không thể tác động mạnh lên răng, khiến quá trình di chuyển răng thất bại.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Nếu người niềng răng vệ sinh răng miệng kém, sai cách có thể dẫn đến tình trạng viêm nướu hoặc nhiễm trùng nướu trong quá trình niềng. Điều này sẽ khiến quá trình di chuyển răng trở nên chậm trễ. Chính vì vậy, khi niềng răng bạn cần học cách vệ sinh răng miệng đạt tiêu chuẩn nhé!
Không đến thăm khám theo lịch của nha sĩ
Nhiều người vì bận bịu công việc, không thể đến tái khám theo lịch của nha sĩ sẽ dẫn đến tình trạng răng không dịch chuyển. Để răng có thể dịch chuyển đúng như lộ trình nha sĩ đề ra, bạn cần phải đến thăm khám đúng lịch nhé!
Không biết cách sử dụng hàm duy trì
Hàm duy trì sử dụng sai cách cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng không thành công ở một số người. Lý do bởi việc đeo hàm duy trì sai cách rất có thể khiến răng dịch chuyển về vị trí ban đầu, không có kết quả tốt như mong muốn.
Hậu Quả Của Những Ca Niềng Răng Hỏng
Thông thường, thời gian niềng răng trung bình sẽ diễn ra từ 18-24 tháng. Đây được biết tới là cả một quá trình dài để sở hữu hàm răng đẹp và nụ cười tươi tắn như ý. Tuy nhiên, chẳng may gặp tình trạng niềng răng không thành công thì cố gắng, mong chờ của người niềng sẽ trở nên vô nghĩa.
Niềng răng hỏng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ cho khuôn mặt mà nó còn gây ra các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người niềng.
-
Răng yếu đi, nhạy cảm với những đồ ăn nóng hoặc lạnh.
-
Khả năng chịu lực của răng kém đi và ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn và nhau hàng ngày.
-
Răng gặp tình trạng xỉn màu và ố vàng do đeo niềng quá lâu.
-
Răng bị giảm tuổi thọ do xương gặp tình trạng ố, răng lúc này sẽ bị ảnh hưởng.
-
Người bệnh dễ gặp hiện tượng tụt nướu và để lộ chân răng ra ngoài lợi, các bệnh nhiễm trùng nướu cũng xuất hiện.
Niềng Răng Hỏng Và Cách Khắc Phục Triệt Để
Dấu hiệu bất thường xuất hiện khi đang niềng
Nếu đang trong quá trình niềng răng nhưng người niềng lại nhận biết một số những bất thường thì hãy liên hệ tới trung tâm nha khoa mà bạn điều trị. Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn cũng như xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó, nha sĩ sẽ có phương pháp khắc phục triệt để.
Trong thời gian này, bạn hãy theo dõi tình trạng răng có tốt không, có tiến triển hay không. Nếu thấy dấu hiệu bất thường hãy đến ngay nha sĩ bạn nhé!
Đã niềng xong nhưng không thành công
Nếu sau quá trình niềng xong, kết quả không được như mong muốn thì bạn hãy đến nha khoa trước đó mình làm để phản hồi. Điều này sẽ xác định được bạn có được hưởng chế độ bảo hành hay không. Nếu bạn không an tâm với nha khoa cũ thì hãy lựa chọn một địa điểm uy tín hơn để điều trị kịp thời.
Vừa rồi, Nha khoa Hữu Cầu đã chia sẻ cho các bạn niềng răng hỏng và những vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết này mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích hơn về tình trạng niềng răng hỏng.
Ý kiến bạn đọc (0)