- Thế nào là răng khấp khểnh?
- Nguyên nhân gây ra tình trạng răng khấp khểnh
- Răng khấp khểnh có nên niềng?
- Các phương pháp niềng răng khấp khểnh
- Niềng răng mắc cài kim loại
- Niềng răng mắc cài truyền thống
- Niềng răng mắc cài kim loại tự động
- Niềng răng mắc cài sứ
- Niềng răng trong suốt Invisalign
- Thời gian niềng răng khấp khểnh là bao lâu? Phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Độ tuổi bắt đầu niềng
- Độ lệch nặng nhẹ của răng
- Lựa chọn cách niềng
Răng khểnh có thể mang lại một nụ cười duyên dáng, nhưng nếu răng khấp khểnh nhiều thì lại có tác dụng phụ, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Và niềng răng chính là một giải pháp tối ưu được nhiều người tin dùng để cải thiện hàm răng của mình. Bài viết sau đây của nhakhoahuucau.com sẽ cung cấp cho bạn tần tần tật thông tin xoay quanh vấn đề niềng răng khấp khểnh nhé!
Thế nào là răng khấp khểnh?
Răng khấp khểnh là tình trạng răng chồng chéo lên nhau, mọc chen chúc trên cung hàm, cái nào cái nấy thò ra cái thụt vào gây mất thẩm mỹ cho toàn gương mặt. Không chỉ vậy, răng khấp khểnh còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc nhai thức ăn và gây trở ngại cho việc vệ sinh răng miệng. Vì thế, những người có hàm răng khấp khểnh sẽ dễ bị sâu răng, viêm nướu, về lâu về dài thậm chí còn có thể mất răng. Điều quan trọng nhất là một hàm răng khấp khểnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của mọi người, khiến họ cảm thấy mặc cảm, tự ti khi giao tiếp với người khác.
Nguyên nhân gây ra tình trạng răng khấp khểnh
Có vô số nguyên nhân gây ra hiện tượng răng khấp khểnh. Và dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản hay gặp ở đại đa số mọi người:
- Yếu tố di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới việc mọc răng đều hay không. Nếu bố mẹ, thậm chí là ông bà, có người sở hữu hàm răng khểnh thì khả năng cao là con cái, cháu chắt cũng sẽ gặp tình trạng này.
- Gãy răng quá sớm: Việc gãy răng quá sớm cũng vô tình làm ảnh hưởng tới vị trí mọc của những chiếc răng còn lại. Bởi lẽ khi răng mọc, nó sẽ chen chúc nhau để “ngự trị” ở những vị trí trống ở hàm. Đặc biệt, nếu kích thước răng bạn quá to, sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng răng mọc chen lấn sang vị trí của các răng khác và khiến răng mọc lệch lạc.
- Các tai nạn: Nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng, viêm nướu hay gặp một chấn thương nào đó… khiến răng bị va đập, lung lay thì sẽ rất dễ ảnh hưởng đến răng và khớp cắn. Điều này sẽ khiến hàm răng của bạn bị tổn thương và dễ bị khấp khểnh, dù bẩm sinh răng bạn bình thường.
Răng khấp khểnh có nên niềng?
Khi răng khấp khểnh, niềng răng là giải pháp lâu dài được nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Niềng răng có thể mất tới vài năm mới nhìn thấy thành quả như mong muốn. Tuy vậy, đây là phương pháp hạn chế tối đa phẫu thuật, ít xâm lấn. Bên cạnh đó, sự điều chỉnh hàm răng cũng không quá lớn nên chỉ gây đau đớn cho bệnh nhân trong một thời gian ngắn, khiến bệnh nhân có thể dễ chịu, thoải mái hơn.
Kết quả của phương pháp niềng răng này tuy không nhanh chóng nhưng lại đem lại một hàm răng có độ bền cao, đều đặn, thẳng tắp cực cuốn hút. Thực tế cho thấy, nhiều người đã “lột xác”, khiến ai nấy đều trầm trồ ngưỡng mộ với sự thay đổi về nhan sắc trước và sau khi niềng răng. Đặc biệt, trong quá trình niềng răng, bạn sẽ không phải chịu quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình sinh hoạt. Nếu thực hiện niềng răng khấp khểnh ở độ tuổi càng nhỏ thì tốc độ đạt được “trái ngọt” cũng nhanh hơn do lúc này, xương răng còn chưa quá cứng.
Các phương pháp niềng răng khấp khểnh
Niềng răng mắc cài kim loại
Đây là phương pháp chỉnh nha sử dụng dây cung và mắc cài bằng kim loại. Những khí cụ này sẽ cùng nhau tác động một lực lên răng và đưa những chiếc răng đang quay ngang quay dọc về đúng vị trí trên cung hàm, mang lại hàm răng đều đẹp, thẳng tắp với khớp cắn cân đối.
Niềng răng mắc cài kim loại được chia thành 2 loại chính sau đây.
Niềng răng mắc cài truyền thống
Niềng răng mắc cài truyền thống sẽ bao gồm hệ thống dây chun có chức năng cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Đây là loại mắc cài được sử dụng vô cùng rộng rãi trước đây và đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt.
Ưu điểm:
- Tạo lực kéo răng cực tốt theo chỉ định và mong muốn của bác sĩ điều trị
- Chi phí “dễ thở” nhất trong các phương pháp niềng răng
Nhược điểm:
- Dây thun không đảm bảo được độ ổn định. Sử dụng chiếc dây này càng lâu, độ đàn hồi sẽ càng giảm. Lúc này dây thun sẽ không còn đủ khả năng để có thể làm nhiệm vụ cố định dây cung như ban đầu.
- Lực ma sát của mắc cài và dây cung khi dây thun không còn độ đàn hồi sẽ rất lớn, có thể làm mắc cài bung tuột và khiến người niềng răng bị đau.
- Lực kéo di chuyển răng không đồng đều, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả chỉnh nha
- Gây thẩm mỹ xấu
Niềng răng mắc cài kim loại tự động
Mắc cài kim loại tự tự động so với mắc cài kim loại truyền thống đã có sự cải tiến vượt bậc. Chốt tự động (nắp trượt tự động) đã thay thế dây thun có nhiều nhược điểm phía trên. Chốt tự động này có vai trò giống như thun buộc, cố định thật chặt dây cung trong rãnh mắc cài.
Ưu điểm:
- Không lo bị đứt hay tuột dây thun, lực kéo răng cũng đồng đều hơn nhiều, thời gian niềng ngắn hơn mà hiệu quả lại tuyệt vời hơn mong đợi
- Ít gây cảm giác đau đớn cho bệnh nhân, ít làm tổn thương nướu, môi, má
- Kích thước mắc cài mỏng hơn, nhỏ gọn hơn so với mắc cài thường
- Có độ thẩm mỹ cao hơn
Nhược điểm:
- Dù đã thẩm mỹ hơn nhưng vẫn chưa giải quyết được tình trạng mắc cài bị lộ rõ trên hàm răng
- Chi phí nhỉnh hơn mắc cài kim loại thông thường
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ sử dụng dây chun nha khoa và mắc cài được làm bằng sứ. Cũng tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, khí cụ này được gắn một cách khéo léo lên bề mặt ngoài của răng, tạo nên lực chỉnh nha đồng đều, ổn định đưa răng về vị trí đúng của nó. Từ đó hàm răng có thể được cải thiện ở khuyết điểm nhỏ như hô, móm, lệch lạc, khấp khểnh…
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ tương đối cao: mắc cài sứ nhỏ gọn tinh tế, màu sắc sẽ tương tự với màu răng nên khó có thể bị người khác nhận ra là bản thân đang niềng răng nếu họ nhìn từ xa.
- Chất liệu niềng răng an toàn với người sử dụng
- Không gây ra cảm giác đau buốt răng, không gây tổn thương nướu, mô, giúp quá trình vệ sinh răng miệng đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện
- Chất liệu của phương pháp này là sứ nên có khả năng chịu lực cao
Nhược điểm:
- Chi phí mắc hơn so với phương pháp mắc cài kim loại
- Chân của mắc cài rất dễ bị có màu nếu như chủ nhân không vệ sinh đều đặn, đúng cách
Niềng răng trong suốt Invisalign
Khác với hai phương pháp kể trên, niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp niềng răng không cần dùng tới khí cụ là mắc cài dây cung mà sử dụng các khay niềng trong suốt, vô cùng hiện đại để chỉnh răng.
Phương pháp niềng răng này sẽ sử dụng một chuỗi các khay niềng trong suốt được thiết kế đặc biệt theo tình trạng răng của từng khách hàng và sử dụng theo từng giai đoạn nhất định trong suốt quá trình niềng răng.
Ưu điểm:
- Có tính thẩm mỹ 100%, dù bạn đang niềng răng nhưng sẽ không ai nhận ra điều này
- Dễ dàng tháo lắp các khay niềng nên sẽ rất thuận tiện cho quá trình vệ sinh, ăn uống
- Ít phải kiểm tra, thăm khám định kỳ
- Có thể biết nhìn thấy trước kết quả niềng răng của bản thân nhờ công nghệ iTero 5D
- Hạn chế tình trạng nhổ răng, môi má không bị tổn thương như niềng răng mắc cài
Nhược điểm:
- Chi phí cao nhất so với các phương pháp khác
- Cần tính tuân thủ và kiên trì cao, phải đeo đủ cả 22h trong 1 ngày.
Thời gian niềng răng khấp khểnh là bao lâu? Phụ thuộc vào yếu tố nào?
Niềng răng khấp khểnh nói riêng và niềng răng nói chung là một kỹ thuật chỉnh nha khá phức tạp, nhiều công đoạn, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và bệnh nhân kiên trì trong thời gian đủ dài để tạo nên sự thay đổi diệu kì cũng như giữ được tính ổn định của hàm răng sau khi kết thúc liệu trình.
Vì vậy, câu nói “dục tốc bất đạt” hoàn toàn đúng trong trường hợp này. Bạn không thể có ngay được một hàm răng đẹp trong ngày một ngày hai. Nhất là đối với những người gặp phải tình trạng răng mọc lệch nặng thì chắc chắn sẽ phải chuẩn bị tâm lý kiên trì trong thời gian dài.
Thời gian niềng răng khấp khểnh của mỗi người không giống nhau. Có người chỉ mất khoảng hơn 1 năm nhưng cũng có những người phải sang tới năm thứ 3 mới nhìn thấy thành quả. Theo các chuyên gia, điều đó chịu sự chi phối của 3 yếu tố quan trọng sau.
Độ tuổi bắt đầu niềng
Có thể bạn cho rằng không liên quan nhưng sự thực thì độ tuổi niềng răng sẽ ảnh hưởng lớn đến thời gian niềng răng của chúng ta. Theo đó, người có độ tuổi càng cao thì niềng răng càng mất nhiều thời gian hơn.
Ví dụ trẻ em đang ở độ tuổi 12 – 16 thì đây là thời kì cấu trúc xương hàm đang bắt đầu hoàn thiện nên vẫn còn khá mềm. Do vậy, các tác động chỉnh nha ở thời điểm này sẽ mang đến hiệu quả cao và thời gian niềng cũng chỉ rơi vào khoảng 18 tháng – 24 tháng.
Nhưng đối với đối tượng 20 tuổi trở nên, cấu trúc xương hàm đã tương đối ổn định và có độ chắc chắn. Do vậy, việc đưa các chân răng về đúng vị trí đúng của nó sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn.
Độ lệch nặng nhẹ của răng
Thời gian niềng răng nhanh hay chậm cũng sẽ phụ thuộc không ít vào mức độ lệch của răng. Nếu chỉ lệch ở mức độ nhẹ thì chỉ mất khoảng 18 tháng – 24 tháng. Nhưng đối với các tình trạng bị nặng thì thời gian chỉnh nha có thể lên đến hơn 2 năm mới mang lại kết quả tốt nhất cho khách hàng.
Lựa chọn cách niềng
Mỗi phương pháp niềng răng luôn sở hữu những đặc trưng khác nhau và chúng gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian niềng. Trong tất cả các phương pháp phổ biến kể trên, niềng răng mắc cài kim loại đang là phương pháp có thời gian niềng răng nhanh chóng nhất.
Hi vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã có được những thông tin cơ bản xoay quanh việc niềng răng khấp khểnh. Nếu cảm thấy tự ti về hàm răng của mình thì hãy mạnh dạn niềng răng nhé, chắc chắn sẽ khiến khuôn mặt bạn trông đẹp hơn rất nhiều!
Ý kiến bạn đọc (0)