- Nguyên Nhân Gây Ra Răng Thưa
- Do yếu tố bệnh lý răng miệng
- Do yếu tố bẩm sinh
- Do những vấn đề khác liên quan
- Răng thưa có tác động ra sao?
- Thời Gian Niềng Răng Thưa Mất Bao Lâu?
- Những Cách Khắc Phục Răng Thưa
- Trám bít kẽ hở
- Bọc răng sứ
- Dán sứ veneer
- Niềng răng thưa
- Phương Pháp Niềng Răng Thưa
- Sử dụng mắc cài sứ
- Không dùng mắc cài
- Lưu ý Khi Niềng Răng Thưa
Có nhiều bạn mong muốn niềng răng để có thể cải thiện tình trạng răng thưa “kém duyên” của mình, nhưng vẫn chưa biết niềng răng thưa có đắt và tốn nhiều thời gian hay không?
Hiểu được nỗi lo này, bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết tất cả các thắc mắc về niềng răng thưa mất bao lâu và như thế nào, hãy cùng theo dõi!
Nguyên Nhân Gây Ra Răng Thưa
Do yếu tố bệnh lý răng miệng
Yếu tố bệnh lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho răng của bạn bị thưa dần. Tình trạng răng thưa do yếu tố bệnh lý không chỉ ảnh hưởng mạnh tới sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng mạnh tới vấn đề về thẩm mỹ, tác động lớn đến sức khỏe răng miệng của người bệnh.
Nguyên nhân khiến răng thưa dần do yếu tố bệnh lý:
Khi bạn bắt đầu có dấu hiệu mắc các bệnh về răng miệng nhưng lại không có cách điều trị kịp thời khiến cho bệnh trầm trọng, nặng nhất là tình trạng mất răng. Khi răng mất, xương ổ răng bắt đầu tiêu hủy, dẫn tới hiện tượng đó là các răng khỏe mạnh bên cạnh bắt đầu dịch chuyển và xô lệch nhau về khoảng trống của răng mất.
Về lâu ngày, khi các răng dịch chuyển, những khe hở giữa các răng sẽ rộng ra và khiến cho răng bị thưa. Điều này ảnh hưởng đến việc ăn uống, vệ sinh răng miệng và vấn đề về thẩm mỹ.
Do yếu tố bẩm sinh
Yếu tố bẩm sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị thưa. Trong quá trình hình thành, có thể do răng mọc lệch, không đúng vị trí gây nên tình trạng răng thưa khi răng phát triển một cách đầy đủ.
Tình trạng thưa răng thường gặp có thể chỉ là ở răng cửa nhưng cũng có thể là bị thưa toàn hàm với mức độ phức tạp.
Do những vấn đề khác liên quan
Một số thói xấu hàng ngày chẳng hạn như xỉa tăm, thở miệng …cũng là những nguyên nhân khiến răng bị thưa dần.
Hoặc, tình trạng răng quá nhỏ hoặc răng thiếu cũng sẽ khiến cho khoảng cách giữa các răng rộng hơn bình thường.
Răng thưa có tác động ra sao?
Nhiều người nghĩ rằng răng thưa chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhưng không, trên thực tế, sở hữu hàm răng thưa còn có nhiều những tác hại xấu khác đến sức khỏe răng miệng và việc tiêu hoá thức ăn:
- Các răng nằm cách xa nhau trên cung hàm, khi người khác nhìn vào, có thể có cảm giác bạn bị mẻ hoặc mất răng. Và bạn có lẽ sẽ cảm thấy tự ti khi cười và giao tiếp với mọi người.
- Các kẽ răng lớn, khi ăn uống dễ bị giắt thức ăn, nếu không vệ sinh kỹ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
- Răng thưa khiến cho lực nhai của bạn giảm sút, nếu không khắc phục sớm thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả là đau khớp thái dương hàm, đau đầu…
- Răng thưa cũng sẽ khiến cho việc cắn, nhai nhuyễn thức ăn của bạn trở nên khó khăn hơn. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như làm giảm khả hấp thụ, đau dạ dày, sức khoẻ kém.
Thời Gian Niềng Răng Thưa Mất Bao Lâu?
Trước khi niềng răng thì thông thường bạn sẽ được khám và chụp X quang. Dựa vào chỉ số phim , bác sĩ sẽ lên kế hoạch chỉnh nha chi tiết cũng như tư vấn thời gian niềng răng cho bạn.
Trong quá trình niềng răng, bạn cần phải tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để bác sĩ nắm rõ được quá trình di chuyển của răng để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha đúng như kế hoạch.
Trên thực tế, thời gian đeo niềng răng thưa mỗi người sẽ không giống nhau. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà phương pháp niềng răng sẽ có sự chênh lệch.
Nếu bạn niềng răng không mắc cài sẽ tiết kiệm thời gian hơn, ngoài ra cũng không cần tái khám nhiều mà có thể tự thay khay niềng ở nhà.
Nhìn chung, với răng thưa, quá trình niềng răng sẽ được diễn ra theo lộ trình như sau:
- Đeo niềng từ 2 – 6 tháng, răng bạn sẽ bắt đầu sắp xếp đều lại.
- Sau 3 – 6 tháng, sẽ điều chỉnh trục răng.
- Từ 6 – 9 tháng đeo niềng, sẽ điều chỉnh toàn bộ khớp cắn.
- Và từ 9 tháng trở đi niềng sẽ duy trì sự ổn định của hàm răng.
Những Cách Khắc Phục Răng Thưa
Vậy nếu bị răng thưa thì phải làm sao? Có 4 phương pháp nha khoa áp dụng để khắc phục tình trạng răng thưa được sử dụng phổ biến hiện nay:
Trám bít kẽ hở
Trám răng là giải pháp nha khoa, áp dụng rộng rãi để phục hình răng trong một phạm vị nhất định. Trám răng xử lý khuyết điểm bằng việc lấp đầy khoảng trống của răng bằng cách sử dụng những vật liệu chuyên dụng. Bằng cách này răng của bạn sẽ được trám thẩm mỹ lại một cách tự nhiên hơn.
Ưu điểm: Phương pháp này sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Ngoài ra thì trám răng cũng không tốn nhiều thời gian, chỉ cần mất từ 30-40 phút là sẽ có được hàm răng đều đẹp. Bạn cũng hạn chế được những tổn thương cho men, nướu răng bởi vì phương pháp này không phải mài răng.
Nhược điểm: Sau khi thực hiện phương pháp trám răng thì bạn phải giữ gìn, chăm sóc răng cẩn thận.
Bạn không được ăn và uống đồ cay nóng, lạnh và các loại thực phẩm quá cứng để nhằm đề phòng trường hợp vết trám bị sút.
Bởi vì chỉ sử dụng vật liệu trám nên sau một thời gian nhất định bạn cần phải thực hiện trám thay thế. Trám bít kẽ hở răng thưa chỉ có thể áp dụng được cho các khoảng răng thưa bé hơn hoặc bằng 2mm. Vậy nên với những trường hợp kẻ hở lớn hơn thì sẽ không thể sử dụng được phương pháp này.
Bọc răng sứ
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng răng thưa và loay hoay không biết nên làm gì để lấy lại nụ cười tỏa sáng, thì phương pháp bọc răng sứ được xem là giải pháp đáng để xem xét lựa chọn.
Bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ mang lại hiệu quả, độ bền cũng như thẩm mỹ cao. Ngoài ra nó cũng có thể duy trì được dài lâu, ổn định nếu được phục hình đúng kỹ thuật và răng miệng được chăm sóc tốt. Răng của bạn sẽ bóng đẹp tự nhiên, độ cứng và bền tương tự răng thật. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc chi phí cho phương pháp bọc răng sứ sẽ cao hơn so với trám bít răng.
Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này thì bạn sẽ cần phải mài men răng.
Để tránh những tổn thương cho tủy khi bọc răng sứ, bạn cần phải chọn nha khoa uy tín với bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cũng như kỹ thuật cao. Tỷ lệ mài răng ở mỗi tình trạng răng là khác nhau, nên việc lựa chọn nha khoa chất lượng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cũng như sức khỏe răng miệng lâu dài.
Dán sứ veneer
Dán sứ veneer trực tiếp lên mặt răng thật nhằm thay thế lớp men răng thật nếu bạn có nhu cầu sở hữu một lớp men trắng sáng, bóng đẹp và thẩm mỹ.
Phương pháp này không cần phải mài răng hoặc nếu có thì chỉ mài siêu mỏng chỉ từ 0.3 – 0.5mm. Tuy nhiên nó vẫn sẽ đảm bảo đóng khe thưa và giúp cho bạn sở hữu nụ cười tỏa nắng. Dán sứ veneer sở hữu được những ưu điểm tuyệt vời chẳng hạn như:
- Màu răng tự nhiên
- Bảo vệ tối đa răng gốc.
- Được thực hiện nhanh chóng và không gây ra đau đớn.
- Có độ bền cao, hiệu quả cao cũng như chi phí phù hợp.
Niềng răng thưa
Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha và can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm. Răng của bạn sẽ dựa vào lực tác động của các khí cụ chuyên dụng chẳng hạn như mắc cài, dây cung để di chuyển về đúng vị trí.
Phương pháp niềng răng này bên cạnh việc đưa các răng về đúng vị trí, còn có thể nhằm chỉnh khớp cắn chuẩn hỗ trợ việc ăn nhai. Ngoài ra còn giúp gương mặt bạn được hài hòa hơn, bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Phương Pháp Niềng Răng Thưa
Niềng răng thưa sẽ giúp cho bạn sở hữu được hàm răng đều, đẹp. Khoảng cách giữa các răng khít lại sẽ tránh tình trạng thức ăn bám trên răng. Do đó sẽ phòng tránh được các bệnh răng miệng hiệu quả.
Sau đây là một số phương pháp niềng răng thưa được sử dụng hiện nay:
Sử dụng mắc cài sứ
Phương pháp niềng răng này sử dụng chất liệu sứ do đó sẽ giảm bớt sự thô cứng của dụng cụ niềng răng. Khi sử dụng sẽ rất nhẹ nhàng và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Ngoài ra, với chất liệu sứ lành tính với môi trường miệng, đây sẽ là giải pháp niềng răng thẩm mỹ mà bạn có thể lựa chọn.
Không dùng mắc cài
Niềng răng không không mắc cài là một phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay. Thay vì dùng hệ thống dây cung thì phương pháp này sẽ sử dụng khay trong suốt và sẽ giúp dịch chuyển vị trí răng trên cung hàm.
Với niềng răng không dùng mắc cài, bạn có thể lựa chọn niềng răng 3D Clear hoặc Invisalign.
Lưu ý Khi Niềng Răng Thưa
Niềng răng thưa có đau hay không, mức độ đau nhức như thế nào cũng thì đều sẽ phụ thuộc ngưỡng chịu đau của từng người. Trong quá trình niềng răng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau răng khi niềng tại nhà để có thể cảm thấy dễ chịu hơn.
Nếu cảm thấy đau nhức răng trong suốt tuần đầu tiên niềng răng thì bạn có thể chườm đá lạnh ở má ngoài. Hơi lạnh sẽ khiến cho khu vực tiếp xúc tạm thời mất cảm giác, từ đó sự đau nhức trên răng cũng sẽ không còn nữa.
Trong những ngày niềng răng đầu thì tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa những món ăn cứng và dai vì chúng sẽ có thể làm gia tăng cảm giác đau buốt răng của bạn.
Vệ sinh răng miệng cẩn thận, bạn nên sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng chẳng hạn như bàn chải kẽ, tăm nước để làm sạch răng niềng. Do vậy sẽ giảm thiểu vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng và bạn cũng sẽ không bị đau nhức nhiều khi niềng.
Súc miệng bằng nước muối cũng là một cách hiệu quả để giảm đau răng khi niềng, đồng thời giúp bạn có thể kháng khuẩn hiệu quả hơn.
Với những trường hợp đau nhức nặng khi niềng răng thưa thì bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng bạn cần tham khảo ý kiến của nha sĩ.
Hy vọng những thông tin trên bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ về phương pháp niềng răng thưa và niềng răng thưa mất bao lâu. Nếu bạn đang cảm thấy khá tự ti về hàm răng thưa của mình, hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín nhất, nơi mà bạn sẽ được tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp và hiệu quả nhất cho tình trạng răng của mình.
Ý kiến bạn đọc (0)