Bọc sứ rồi liệu có niềng răng được không là lo lắng và thắc mắc của nhiều người. Có một số trường hợp bệnh nhân đã thực hiện xong việc bọc răng sứ rồi nhưng vẫn chưa hài lòng và có mong muốn nắn chỉnh lại răng để có một hàm răng hoàn hảo hơn. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu liệu răng sứ có niềng được không nhé.
Trường Hợp Cần Bọc Sứ
Bọc sứ là một trong những phương pháp phục hình răng miệng hàng đầu hiện nay và được nhiều bệnh nhân cũng như bác sĩ lựa chọn để có thể khắc phục được tình trạng răng miệng chưa được hoàn hảo.
Lợi ích của bọc sứ
Bọc răng sứ là phương pháp được ưa chuộng hiện nay là do những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại. Bọc sứ thẩm mỹ không những không gây hại gì cho răng miệng mà ngược lại còn mang đến hiệu quả rõ rệt, làm đẹp cho cả khoang miệng cũng như phục hồi những chức năng vốn có của răng.
- Bạn sẽ có hàm răng chắc khỏe, các răng khôi phục được khả năng ăn nhai bình thường, thậm chí còn tốt hơn lúc trước.
- Bạn sẽ có một hàm răng đều, đẹp và độ thẩm mỹ cao, các răng sẽ có màu trắng sáng đồng đều, tự nhiên, hình dạng răng được cải thiện giống như thật.
- Răng sứ sẽ khắc phục được tình trạng sai khớp cắn, vì thế chức năng ăn nhai của răng miệng sẽ tốt hơn rất nhiều.
- Độ chịu lực của răng sứ rất cao, do đó bệnh nhân có thể tùy thích lựa chọn những món ăn có độ cứng hoặc có nhiệt độ thay đổi theo mong muốn của mình.
- Bọc sứ mang đến giá trị tinh thần cao cho bệnh nhân
- Khi bệnh nhân có một hàm răng đều, đẹp sẽ khiến tâm lý của họ sẽ được cải thiện, họ sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái và tự tin hơn trong cuộc sống.
Trường hợp cần bọc sứ
Răng bị nhiễm màu nặng
Thông thường nhiều phụ nữ có thai phải dùng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng của thai nhi. Do vậy nên đứa bé sinh ra sẽ có thể răng bị nhiễm màu kháng sinh gây nên mất thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, nhiễm màu nặng cũng có thể do bệnh nhân bị nghiện thuốc lá lâu ngày, hoặc do nhiều những nguyên nhân khác gây nên.
Những trường hợp như vậy thì phương pháp tẩy trắng răng sẽ không thể cải thiện được, do đó sử dụng phương pháp bọc răng sứ sẽ là một giải pháp tối ưu nhất để bạn có được cho mình một hàm răng trắng đẹp.
Răng bị mẻ hoặc vỡ
Nhiều người thường có thói quen đó là dùng răng khui nắp chai bia, thủy tinh, nhai cắn đồ cứng hoặc nhiều trường hợp có thể bị té, tai nạn, bệnh lý về răng, thiếu chất…
Chính bởi vì những điều này gây tổn hại cho răng và có thể làm răng bị mẻ, vỡ…, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Khi đó phương pháp bọc răng sứ là cần thiết để khắc phục lại hình thái bình thường cho răng.
Răng bị chết tủy
Đối với những chiếc răng đã bị chết tủy thì răng sẽ bị giòn, dễ gãy. Bệnh nhân trong trường hợp này nên bọc răng sứ để có thể tạo một lớp sứ bao bọc bên ngoài giúp bảo vệ răng thật bên trong sau khi đã chữa tủy răng.
Răng bị hô, vẩu
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp áp dụng nhằm điều trị cho những trường hợp răng bị hô, chìa thay vì phải niềng răng theo những cách từ trước đến nay. Khi các răng cửa bị vô, chìa ra ngoài, chỉ cần mài lớp men răng bên ngoài rồi làm răng sứ ép vào cho đều với những răng còn lại.
Răng bị thưa và hở kẽ
Đối với những trường hợp răng bị thưa nhiều và không thể hàn trám thẩm mỹ để làm khít sát khoảng hở giữa 2 răng, miếng trám cũng rất dễ bong tróc ra ngoài nếu sử dụng lực cắn mạnh. Do vậy nên giải pháp bọc răng sứ là cách để giải quyết trường hợp răng thưa khá hiệu quả.
Răng mọc lộn xộn
Tình trạng răng của bạn bị mọc lệch lạc, lộn xộn không chỉ làm mất tính thẩm mỹ cho hàm răng mà còn tăng thêm nguy cơ gây ra các bệnh răng miệng dễ dàng phát triển.
Trường Hợp Cần Niềng Răng
Nên niềng răng vào khi nào?
Việc tìm hiểu thời điểm thời điểm nên niềng răng là rất quan trọng, bởi việc này sẽ ảnh hưởng phần lớn kết quả điều trị của cả quá trình. Do vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên tiến hành niềng răng càng sớm càng tốt.
Qua các thống kê, trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 16 tuổi là thời điểm lý tưởng nhất để niềng răng một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Bởi vì:
- Ở giai đoạn này, trẻ đã thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn, răng và xương hàm của trẻ vẫn đang phát triển mạnh do vậy nên việc nắn chỉnh răng sẽ diễn ra khá thuận lợi và nhanh chóng, đem lại được tính thẩm mỹ tốt nhất, giúp điều chỉnh khớp cắn ở 2 hàm sát khít nhau.
- Độ tuổi này bác sĩ sẽ không cần can thiệp quá sâu đến cấu tạo hàm hay nhổ răng để niềng mà vẫn có thể đảm bảo được hiệu quả đạt được tốt như mong muốn.
- Niềng răng càng sớm sẽ giúp cho trẻ hạn chế tối đa các cảm giác đau đớn, khó chịu,…
- Niềng răng ở độ tuổi này được đánh giá là sẽ không ảnh hưởng vấn đề giao tiếp, công việc.
Trường hợp cần niềng răng
Một hàm răng không đều chắc chắn sẽ mang lại nhiều những hậu quả nghiêm trọng về khớp cắn, thẩm mỹ và cũng như các chức năng ăn nhai. Nếu tình trạng răng của bạn gặp phải các trường hợp sau sẽ được các bác sĩ chỉ định niềng răng chỉnh nha, cụ thể là:
Răng chen chúc
Nhiều răng mọc khấp khểnh hoặc chìa ra, thụt vào, các răng mọc chen chúc lẫn nhau gây ra tình trạng mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ăn nhai và gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Răng hô
Niềng răng chỉ phù hợp trong những trường hợp hô do răng gây nên. Lúc này các răng ở hàm trên thay vì mọc thẳng như bình thường thì lại mọc chìa ra ngoài nhiều hơn so với hàm dưới, khiến cho khớp cắn ở 2 hàm không cân đối nhau.
Răng móm
Giống như tình trạng hô, phương pháp niềng răng cũng phù hợp đối với những bệnh nhân bị móm và nguyên nhân xuất phát từ răng.
Biểu hiện thường thấy đó là răng hàm dưới mọc chìa ra phía bên ngoài, răng hàm trên thụt vào trong khiến cho khớp cắn bị sai lệch.
Răng thưa và hở kẽ
Các răng mọc cách xa nhau, xuất hiện những khoảng hở giữa các răng gây nên mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm cũng như vệ sinh răng.
Khớp cắn hở
Khi răng của bạn có khớp cắn hở thì 2 hàm sẽ không thể sát khít vào nhau và tạo ra khoảng hở dù ở trong bất kỳ trạng thái nào, gây khó khăn trong việc ăn nhai, phát âm cũng như nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Khớp cắn chéo
Hiện tượng khớp cắn chéo xảy ra khi bạn quan sát đường qua trán – mũi – cằm sẽ thấy gấp khúc ở khe răng cửa. Đồng thời các răng của bạn bị mọc lệch lạc và không theo thứ tự. Hàm trên và hàm dưới không đối xứng nhau về vị trí răng và kẽ răng.
Thiếu răng bẩm sinh hoặc mất răng
Tùy từng tình trạng mà bác sĩ sẽ thực hiện niềng răng cho bạn để đóng khoảng trống đó. Hoặc bác sĩ cũng có thể nới rộng khoảng trống để cấy ghép Implant hoặc làm cầu răng sứ để phục hình lại răng đã mất
Có Niềng Được Răng Sứ Không?
Khi bọc răng sứ xong bạn vẫn có thể tiến hành thực hiện thêm được phương pháp niềng răng, tuy nhiên thì vẫn cần phải dựa trên nhiều yếu tố như:
- Mô răng có còn lại nhiều không: Bọc răng sứ cần phải tiến hành mài cùi răng thật. Nếu như răng gốc còn lại sau mài của bạn vẫn đủ chắc chắn thì cơ hội để có thể thực hiện niềng răng dành cho bạn là rất cao.
Niềng răng lúc này sẽ gắn khí cụ lên răng sứ, điều này khiến cho răng dịch chuyển chậm và gặp nhiều hạn chế hơn so với răng thật. Trong quá trình bạn niềng răng, răng sứ hoàn toàn có khả năng sẽ bị bung bật ra, và sau khi niềng răng bạn phải thay lại răng sứ cũng sẽ có khả năng xảy ra.
- Độ tiêu chuẩn và chắc chắn của răng sứ: Nếu răng sứ của bạn làm không chắc chắn thì sẽ rất dễ bị bung bật trong quá trình niềng răng chỉnh nha. Trước khi đưa ra quyết định có thể niềng răng cho bạn hay không thì nha sĩ sẽ phải kiểm tra kỹ lưỡng
- Răng có bị lấy tủy không: Lấy tủy răng là một trong những nguy cơ khác khiến cho việc niềng răng rất khó để thành công.
- Thời gian điều trị: Đối với trường hợp răng bị hô, móm nặng thì cần có thời gian dài để điều chỉnh và cần phải xem xét răng có thực sự khỏe mạnh để chịu được lực tác động.
Một Số Lưu Ý Khi Niềng Răng Bọc Sứ
Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc cho vấn đề liệu bọc răng sứ thì có niềng răng được không, nếu bạn đang có ý định niềng răng sau khi đã bọc sứ thì bạn cũng cần phải lưu ý một số điều quan trọng dưới đây.
Lựa chọn cho mình đơn vị nha khoa uy tín và đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực răng hàm mặt.
Niềng răng khi đã thực hiện sau khi đã bọc răng sứ rồi là một trường hợp điều trị khó. Nếu như không được thực hiện đúng cách thì rất có khả năng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng, thậm chí còn gây ra là “tiền mất tật mang” hay “lợn lành thành lợn què”.
Bạn hãy xem xét chắc chắn rằng bạn rất cần nhu cầu niềng răng thêm để điều chỉnh hay không, răng của bạn có quá hô, xô lệch hay không, hàm răng hiện tại có khiến cho bạn mất tự tin khi giao tiếp hay sinh hoạt hàng ngày không.
Xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm tốt cho răng chẳng hạn như sữa và chế phẩm từ sữa, rau củ quả tươi, các thực phẩm giàu protein như thịt, tôm, cua, cá, các loại hải sản,… Và quan trọng hơn cả là hạn chế ăn đồ cứng, dai, giòn,… vì răng lúc này rất yếu.
– Và cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cẩn thận bằng việc sử dụng bàn chải lông mềm, hoặc sử dụng bàn chải điện tối thiểu 2 lần mỗi ngày sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Đối với răng niềng thì bạn cần sử dụng thêm máy tăm nước, bàn chải kẽ để có thể hoàn toàn làm sạch mảng bám, thức ăn thừa trong kẽ răng. Ngoài ra bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng và cần súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn.
Như vậy, câu hỏi liệu rằng răng sứ có niềng được không, cũng như những lưu ý khi quyết định niềng răng sau khi bọc sứ đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Điều quan trọng bạn cần làm đầu tiên đó là cần lựa chọn một nha khoa uy tín và kiểm tra chất lượng tay nghề bác sĩ trước khi thực hiện niềng răng sau khi bọc sứ.
Ý kiến bạn đọc (0)