- Răng Vẩu Là Gì? Răng Vâu Là Gì?
- Những Dạng Răng Vẩu, Răng Hô Thường Gặp
- Răng vẩu nhẹ
- Răng vẩu nặng
- Nguyên nhân răng vẩu?
- Răng vẩu do di truyền từ người thân
- Răng hô vẩu do những thói quen xấu trong quá trình mọc răng
- Răng hô vẩu do quá trình phát triển hàm mặt bị sai lệch
- Răng vẩu do răng và xương hàm mất cân đối
- Răng vẩu ảnh hưởng như thế nào?
- 5 Phương Pháp Xử Lý Răng Vẩu Hiệu Quả Không Đau
- Trường hợp chữa vẩu do răng
- Niềng răng mắc cài
- Niềng răng không mắc cài
- Phẫu thuật chữa răng hô vẩu do hàm
- Những Lưu Ý Trước Khi Quyết Định Niềng Răng Vẩu Chỉnh Hình
- Lựa chọn cơ sở nha khoa và nha sĩ uy tín
- Tuân thủ lộ trình chỉnh nha và lắng nghe lời khuyên của nha sĩ
- Có trường hợp cần nhổ bớt răng
- Chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng, chỉnh nha
- Cách ăn uống trong quá trình niềng răng – chỉnh nha
- Xử lý một số vấn đề thường gặp khi lắp mắc cài hay máng niềng vô hình
- Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng, chỉnh nha
Răng vẩu là tình trạng răng mọc lệch lạc nghiêm trọng cần được điều trị sớm. Răng vẩu không chỉ ảnh hưởng đến diện mạo khuôn mặt mà còn khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn. Không chỉ vậy, theo tướng số, những người có Răng vẩu thường kém may mắn. Vì vậy, những ai không may mọc răng khểnh muốn khắc phục nhược điểm này nhé!
Răng Vẩu Là Gì? Răng Vâu Là Gì?
Răng vẩu là tình trạng răng hàm trên chìa ra ngoài nhiều hơn so với hàm dưới. Đây là tình trạng móm do lệch lạc tương quan giữa hai hàm trên và dưới. Có nhiều trường hợp răng mọc lệch về đúng vị trí nhưng cũng có thể do hàm bị thay đổi mà chìa ra quá nhiều so với trán và mũi.
Răng vẩu khiến khuôn mặt mất cân đối. Thậm chí có thể khiến các dây thần kinh bị kéo căng, gây đau lưng và ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm. Bên cạnh đó, chức năng ăn nhai của răng không được cải thiện đúng cách, dễ cắn vào mô răng hàm còn lại dẫn đến tổn thương xương hàm.
Nhận biết răng có mọc chìa hay không rất đơn giản chỉ cần lấy phác thảo và vẽ một đường thẳng từ đỉnh mũi đến điểm cao nhất của cằm. Nếu đường chạm môi thì hình dáng khuôn mặt của bạn vẫn bình thường, còn nếu môi ở phía trước thì bạn đang bị lồi.
Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu răng mọc chìa ra ngoài, hãy tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp nhất càng sớm càng tốt để khôi phục tính thẩm mỹ và đảm bảo sức khỏe, ăn nhai an toàn.
Những Dạng Răng Vẩu, Răng Hô Thường Gặp
Răng vẩu có thể có nguyên nhân do răng, do xương hoặc nướu, cũng có nhiều trường hợp răng bị vẩu do kết hợp cả răng và xương. Sau đây là các trường hợp răng vẩu thường gặp:
Răng vẩu nhẹ
Răng vẩu nhẹ có nguyên nhân do răng mọc lệch lạc dẫn tới chìa ra khỏi hàm. Thông thường răng vẩu nhẹ phải quan sát kỹ mới nhận ra có bị vẩu hay không. Muốn biết được một cách chính xác nhất bạn cần phải tới gặp trực tiếp bác sĩ để thăm khám.
Răng vẩu nặng
Trong trường hợp răng bị hô vẩu nặng sẽ rất dễ dàng để nhận biết vì phần hàm trên nhô ra nhiều so với hàm dưới, có thể quan sát được bằng mắt thường.
Nguyên nhân răng vẩu?
Có 4 nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng răng vẩu đó là:
Răng vẩu do di truyền từ người thân
Hầu hết các trường hợp răng hô vẩu đều có nguyên nhân di truyền do gen quyết định. Theo thống kê có tới 70% người bị răng hô vẩu là do di truyền từ ông bà hoặc bố mẹ. Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp những người bị răng vẩu thì con cái của họ sau này sẽ bị di truyền lại. Tuy nhiên mức độ răng không giống nhau, có thể bị nhẹ hơn hoặc nặng hơn.
Răng hô vẩu do những thói quen xấu trong quá trình mọc răng
Trẻ em thường có những thói quen không tốt như mút ngón tay, đẩy lưỡi hay ngậm ti giả,… Những thói quen này tưởng chừng như không có hại tuy nhiên nó lại là nguyên nhân xâu xa dẫn tới tình trạng răng vẩu, đặc biệt nếu những thói quen này diễn ra trong một thời gian dài. Đối với trẻ em, khi khuôn răng mới mọc vẫn còn rất non nớt sẽ rất dễ chịu tác động và bị đẩy vẩu ra phía trước. Tuy nhiên nguyên nhân này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu như bạn ngăn chặn những thói quen xấu của bé ngay từ khi bắt đầu.
Răng hô vẩu do quá trình phát triển hàm mặt bị sai lệch
Khi cấu trúc khuôn mặt phát triển không hài hòa cũng là một trong những nguyên nhân làm cho răng bị hô, lúc này phần xương trên sẽ hóp lại làm cho xương hàm nhô ra gây nên tình trạng răng hô vẩu.
Răng vẩu do răng và xương hàm mất cân đối
Khi xương hàm quá nhỏ trong khi răng lại quá to sẽ khiến cho răng không có chỗ mọc và phải mọc chen chúc lẫn nhau. Các răng sẽ đẩy nhau hoặc nhô ra phía trước vì không có đủ diện tích mọc răng. Đây chính là nguyên nhân làm cho răng bị hô.
Răng vẩu ảnh hưởng như thế nào?
Điều đầu tiên và dễ nhận biết nhất đó là răng vẩu gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến người bị răng vẩu mất tự tin và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Thậm chí có nhiều người còn trêu chọc, làm tổn thương tâm lý những người răng bị hô vẩu.
Thứ hai, răng vẩu làm suy giảm chức năng ăn nhai. Nếu thức ăn không được nhai kỹ thường xuyên sẽ làm cơ quan tiêu hóa phải hoạt động gấp đôi so với thông thường, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Thứ ba, răng vẩu sẽ dễ khiến cho bạn gặp phải những chấn thương ở răng miệng nếu chẳng may gặp tai nạn do hàm răng nhô ra bên ngoài quá nhiều.
Cuối cùng răng vẩu dễ gây ra các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,… do việc vệ sinh khó khăn hơn.
Chính vì thế việc tìm hiểu răng vẩu không phải chỉ quan tâm tới nguyên nhân gây ra răng vẩu mà bạn còn cần phải tìm hiểu rõ những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra. Từ đó chủ động tìm ra cách xử lý cho tình trạng răng miệng của mình để phòng tránh được những tác hại nguy hiểm có thể xảy ra.
5 Phương Pháp Xử Lý Răng Vẩu Hiệu Quả Không Đau
Trường hợp chữa vẩu do răng
Răng hô vẩu do răng là trường hợp nhẹ nhất và dễ giải quyết nhất. Đối với trường hợp này, niềng răng được coi là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để khắc phục. Có 2 phương pháp niềng răng là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.
Niềng răng mắc cài
Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học, dựa theo lực tác dụng của mắc cài, dây cung làm răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn. Thông thường niềng răng sẽ mất từ 12 – 24 tháng, tùy theo tình trạng răng hô nhẹ hay nặng, theo độ tuổi và cả tay nghề bác sĩ.
Tại nha khoa Hữu Cầu, bác sĩ chỉ sử dụng mắc cài thông minh Damon thuộc hãng Ormco, đây là thương hiệu mắc cài lâu đời tại Mỹ, được nhiều người tin tưởng lựa chọn với những ưu điểm vượt trội như:
- Cảm giác đau răng được giảm tới 60% so với niềng truyền thống, mang tới sự thoải mái tối đa cho khách hàng.
- Thời gian điều trị ngắn hơn.
- Cơ chế hoạt động của niềng Damon cũng giúp cho răng có thể chắc khỏe hơn, men răng ít bị bào mòn.
- Ít phải tới gặp bác sĩ để siết dây cung, chỉnh niềng.
- Hạn chế tối đa việc nhổ răng hay dùng các khí cụ để nong rộng hàm.
- Giảm thiểu tối đa những kẽ hở trên răng từ đó hạn chế vi khuẩn và mảng bám đọng lại trên răng.
Niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài hay còn có tên gọi khác là niềng răng trong suốt. Nha khoa Hữu Cầu chỉ tin dùng niềng răng trong suốt Invisalign, là phương pháp niềng răng trong suốt được hơn 10 triệu người tin dùng trên khắp thế giời. Phương pháp này sử dụng các khay niềng trong suốt ôm khít chân răng tác động lực đưa răng về vị trí đúng trên cung hàm.
- Tính thẩm mỹ tuyệt đối do khay niềng hoàn toàn trong suốt
- Dễ dàng tháo lắp lúc ăn uống và vệ sinh
- Ít phải tới nha khoa hơn, phù hợp cho những người bận rộn
- Không có cảm giác đau đớn do dây cung hay mắc cài đâm vào má
Phẫu thuật chữa răng hô vẩu do hàm
Răng hô do hàm được coi là trường hợp khó chữa. Thông thường để điều trị dứt điểm, bác sĩ sẽ phải can thiệp tới xương hàm của bệnh nhân để có thể điều chỉnh lại cả hàm răng. Phương pháp này mặc dù thời gian thực hiện rất nhanh chóng nhưng chi phí khá cao. Bên cạnh đó vì nó có liên quan tới phẫu thuật nên bạn cần tìm tới các cơ sở y khoa có uy tín để được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Những Lưu Ý Trước Khi Quyết Định Niềng Răng Vẩu Chỉnh Hình
Lựa chọn cơ sở nha khoa và nha sĩ uy tín
Trình độ chuyên môn của nha sĩ là một yếu tố quan trọng khi lựa chọn phương pháp niềng, cơ sở nha khoa.
“Hiện nay, chỉ 3-6% nha sĩ ở Mỹ và châu Âu là bác sĩ chỉnh nha. Ở châu Á, số lượng này còn ít hơn. Các nha sĩ tổng quát cũng có thể chỉnh nha đối với các trường hợp đơn giản, nhưng đối với ca phức tạp và nghiêm trọng, phải có sự can thiệp của chuyên viên bằng cấp chuyên môn để đảm bảo kết quả cho khách hàng cũng như không ảnh hưởng đến răng về lâu dài”, bác sĩ Khánh Chi tại nha khoa Quốc tế Westcoast cho biết.
Bên cạnh đó, người thực hiện cũng cần tham khảo các ý kiến đánh giá từ nhiều nguồn tin cậy như báo chí, truyền thông hay các khách hàng đã sử dụng dịch vụ trước đó. “Tuyệt đối không nên ham rẻ vì có thể sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng như viêm nhiễm, hỏng răng… vì sử dụng chất liệu thiếu an toàn”, đại diện Westcoast nói.
Tuân thủ lộ trình chỉnh nha và lắng nghe lời khuyên của nha sĩ
Tại Westcoast, có nhiều trường hợp khách hàng đang trong quá trình chỉnh răng nhưng không tái khám và thực hiện theo lời dặn của bác sĩ, dẫn đến răng “chạy” lung tung, không ổn định. Đây là sai lầm vì điều này không chỉ hoang phí tiền của, sức lực mà còn để lại hậu quả như hàm biến dạng, răng hô móm, lệch vẹo…
Việc thực hiện đúng lộ trình chỉnh nha và làm theo chỉ định của bác sĩ sẽ hạn chế các rủi ro biến chứng kể trên. Với phương pháp niềng răng Invisalign, người dùng cần chú ý mang máng niềng ít nhất 20 – 22 tiếng một ngày. Vì loại máng niềng này dễ dàng tháo lắp nên có người chủ quan không mang đủ giờ hoặc quên mất khiến kết quả giảm đi nhiều.
Có trường hợp cần nhổ bớt răng
Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phải nhổ răng khi niềng răng trong những trường hợp sau.
Răng hô hoặc móm nặng: phần răng chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong quá nhiều sẽ cần phải nhổ bớt răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển về lại vị trí phù hợp với khớp cắn và thẩm mỹ hơn. Răng mọc lộn xộn, chen chúc do khung hàm quá nhỏ không đủ chỗ cho các răng.
Nhổ răng khôn: Thông thường răng khôn (răng số 8) thường gây nhiều trở ngại khi niềng răng, đặc biệt là trường hợp răng khôn mọc lệch thì lại càng nguy hiểm hơn. Trong quá trình chẩn đoán, nếu nhận thấy răng khôn ẩn chứa nhiều nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để quá trình niềng răng đạt kết quả tốt.
Chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng, chỉnh nha
Mỗi loại niềng răng sẽ có cách chăm sóc khác nhau nhưng quy tắc chung là phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau ăn để tránh thức ăn mắc vào kẽ răng hay dụng cụ niềng nếu không sẽ dễ hình thành mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám hấp thu đường và chuyển hóa thành axít kích thích nướu, gây sâu răng và hôi miệng.
Do đó, khi niềng răng, bạn cần vệ sinh đúng cách với các sản phẩm như bàn chải răng chuyên biệt, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa… Ngoài ra, nha sĩ có thể yêu cầu bổ sung fluoride, đến phòng khám làm sạch răng hàng tháng và hướng dẫn các thao tác vệ sinh răng miệng chi tiết để hình thành thói quen chăm sóc răng miệng đúng.

Vệ sinh răng miệng trước và sau khi ăn là cần thiết, kể cả trong quá trình chỉnh nha, niềng răng.
Cách ăn uống trong quá trình niềng răng – chỉnh nha
Người niềng răng được khuyên tránh ăn các loại thực phẩm cứng, quá dai, các loại kẹo cao su, chocolate… vì có thể dính vào mắc cài, khó làm sạch. Đồng thời, các răng đang dịch chuyển thường yếu và không chịu được kích thích nên các loại thực phẩm nóng lạnh cũng hạn chế vì dễ gây ra ê buốt và đau nhức.
Ngoài ra, thức ăn có nhiều đường hoặc có màu cũng không được khuyến khích sử dụng vì có thể gây sâu răng hoặc biến đổi màu răng ở vùng răng không tiếp xúc với dụng cụ niềng do mất canxi.
Xử lý một số vấn đề thường gặp khi lắp mắc cài hay máng niềng vô hình
Đối với mắc cài sứ hoặc kim loại, sau khi lắp mắc cài, người thực hiện có thể bị nhạy cảm trong vòng 24 – 48 tiếng. Nếu sự nhạy cảm kéo dài hơn 3 ngày mà không thuyên giảm, bạn nên thông báo cho nha sĩ càng sớm càng tốt.
Má và môi cũng có thể bị rách hoặc dị ứng nếu mắc cài lỏng hoặc vỡ. Nếu cẩn thận và làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ việc này rất hiếm gặp. Tuy nhiên các trường hợp lỏng hoặc vỡ mắc cài vẫn có thể xảy ra do chải răng quá mạnh hay nhai, cắn thức ăn cứng. Thông thường mắc cài sứ dễ vỡ hơn mắc cài kim loại. Trong trường hợp khẩn cấp, nha sĩ sẽ cắt bỏ mắc cài và thay thế sau đó.
Đối với máng niềng vô hình, nướu và môi có thể bị trầy xước hoặc kích thích khi mới lắp máng niềng. Tương tự như đối với mắc cài thông thường, bạn cần báo ngay cho nha sĩ nếu triệu chứng không giảm sau 3 ngày. Khi đổi từ máng niềng cũ sang máng niềng mới, bạn cũng có thể thấy khó chịu nhưng cảm giác này sẽ nhanh biến mất. Ngoài ra, máng niềng vô hình có thể làm tăng tiết nước bọt hoặc khô miệng và một số loại thuốc có thể làm tăng tình trạng này nên cần kiểm tra trước với nha sĩ.
Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng, chỉnh nha
Nhiều người lầm tưởng sau khi quá trình niềng răng kết thúc, kết quả sẽ duy trì vĩnh viễn. Thực tế, nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào sau đó, răng vẫn có thể chạy về vị trí cũ, đặc biệt với người cần chỉnh nha do cấu trúc xương hàm, xương chân răng. Người có khung miệng hô vẫn sẽ có nguy cơ tiếp tục hô và tương tự với các trường hợp khác.
Để khắc phục điều này, bạn cần nghe theo lời bác sĩ và đeo hàm duy trì, không chủ quan để tránh tiền mất, tật mang. Dù bận rộn, bạn cũng không được bỏ các buổi tái khám định kỳ vì nếu có bất cứ vấn đề bất ổn nào với răng, nha sĩ có thể tư vấn và can thiệp kịp thời. Bạn cũng có thể kết hợp tái khám và lấy cao răng để tiết kiệm thời gian.
Trên đây là những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể tham khảo về răng vẩu là gì? kèm theo đó là những thông tin điều trị và những cách khắc phục hàm răng để thẩm mỹ hơn nhé. Chúc bạn có hàm răng đẹp.
Ý kiến bạn đọc (0)