Kiến Thức Nha Khoa

Nên Súc Nước Muối Trước Hay Sau Khi Đánh Răng? Giải Đáp Chuẩn Nha Khoa

284

Chúng ta nên súc nước muối trước hay sau khi đánh răng? Súc miệng nước muối vào lúc nào thì thích hợp nhất? Có lẽ đây vẫn là thắc mắc của rất nhiều người khi thực hiện vệ sinh răng miệng cho mình mỗi ngày. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thời điểm chúng ta nên súc miệng nước muối và các vấn đề xoay quanh việc súc miệng nước muối nhé!

Lợi Ích Của Súc Miệng Nước Muối

Sử dụng nước muối để súc miệng có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng bởi nước muối có khả năng kiềm hóa, giúp tăng PH môi trường trong khoang miệng.

Súc họng bằng nước muối có giúp bạn chống được COVID-19?

  • Ức chế vi khuẩn trong miệng: Muối làm cân bằng độ PH trong miệng và sẽ tạo ra môi trường mà vi khuẩn không thể tồn tại hay phát triển được. Vi khuẩn thường thích cư trú ở môi trường có tính axit, do vậy sử dụng súc miệng nước muối thường xuyên sẽ phá hủy môi trường sống của chúng và giảm thiểu vi khuẩn gây hại.
  • Loại bỏ mùi hôi miệng: Vì các vi khuẩn trong khoang miệng đã được loại bỏ nên hơi thở của bạn sẽ được cải thiện đáng kể, sẽ không còn mùi hôi khó chịu mà thay vào đó sẽ là hơi thở thơm mát và sạch sẽ hơn.
  • Vết loét trong miệng sẽ giảm đau nhức: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn cực tốt. Với các trường hợp có vết loét trong khoang miệng thì khi súc miệng nước muối sẽ có tác dụng hỗ trợ lành vết thương nhanh hơn, giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức nướu lợi.
  • Ngăn ngừa các vấn đề về họng và mũi: Súc miệng nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn phát triển do viêm họng. Do đó, cổ họng của bạn sẽ không còn đau rát và các chất nhầy trong xoang mũi và đường hô hấp cũng sẽ được loại bỏ.
  • Hạn chế tình trạng chảy máu chân răng: Súc miệng nước muối có công dụng bảo vệ mô nướu khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng hay viêm nướu răng mà vi khuẩn gây hại.

Nên Súc Miệng Nước Muối Vào Khi Nào?

Theo các chuyên gia y tế, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ở bất kỳ thời điểm nào vì nó không gây tác hại nào cho răng miệng.

Tuy nhiên để tốt nhất thì vẫn nên tùy thuộc vào cảm nhận của bạn về sức khỏe răng miệng của bản thân để quyết định nên dùng trước hay sau khi đánh răng.

Súc Miệng Nước Muối Có Tác Dụng Gì? Súc Khi Nào?

Hầu hết với các loại nước súc miệng thì trình tự được các nha sĩ khuyên sử dụng đó là bước cuối cùng trong các bước vệ sinh răng miệng hàng ngày. Với nước muối cũng vậy, bạn nên sử dụng sau vệ sinh răng miệng là tốt nhất.

Những Vấn Đề Nên Lưu Ý Khi Súc Miệng Nước Muối

Bên cạnh vấn đề nên súc miệng nước muối trước hay sau đánh răng thì bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề xoay quanh việc súc miệng nước muối để có thể vệ sinh răng miệng được đạt hiệu quả cao nhất.

Loại nước muối nên dùng

Theo các chuyên gia thì nên bạn nên sử dụng nước muối sinh lý tại các quầy thuốc vì sẽ đảm bảo đúng đúng tỷ lệ nước muối có nồng độ NaCl 0.9%.

Loại nước muối này mang lại hiệu quả bảo vệ răng miệng tốt nhất, nếu muối mặn hoặc nhạt hơn thì sẽ đều không có tác dụng trong việc cải thiện các vấn đề răng miệng.

Sai lầm khi dùng nước muối sinh lý gây nguy hiểm cho trẻ

Tuy nhiên thì bạn vẫn có thể tự pha nước muối tại nhà nhưng cần phải tuân thủ pha nước muối theo đúng tỷ lệ 1 lít nước sạch đun sôi và 9g muối.

Thời gian ngậm nước muối

Không chỉ băn khoăn về việc súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng và nên dùng loại nước muối nào, nhiều người còn thắc mắc liệu nên ngậm nước muối trong bao lâu?

Khi súc miệng nước muối bạn nên duy trì trong vòng 30 giây để làm sạch các mảng bám trên răng và trong khoang miệng. Sau đó nhổ ra và tiếp tục ngậm nước muối trong khoảng 60 giây để tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả hơn.

Có cần súc miệng lại bằng nước lọc không?

Nếu sử dụng nước muối được pha đúng tỷ lệ thì nó sẽ nồng độ loãng nên rất an toàn cho người sử dụng. Do vậy, việc dùng nước lọc súc miệng lại sau khi dùng nước muối thì tùy thuộc vào thói quen của từng người và nó không gây ảnh hưởng gì đến răng miệng.

Chu kỳ súc miệng nước muối

Đối với những người có tình trạng răng miệng khỏe mạnh thì chúng ta nên súc miệng mỗi tuần từ 3 – 4 lần. Với trường hợp mắc một số bệnh lý răng miệng chẳng hạn như viêm nướu, viêm lợi thì chúng ta nên duy trì mỗi ngày 1 lần.

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì? – Thảo Dược Súc Miệng Yên Tử

Có nên súc miệng bằng nước muối nóng không?

Không nên vì dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để súc miệng vì sẽ gây ra cảm ê buốt, hỏng men răng. Bạn chỉ nên sử dụng nước muối bình thường hoặc hơi ấm một chút để súc miệng.

Hiệu quả giảm đau họng sau khi súc miệng nước muối

Khi bạn bị viêm họng, đau họng hoặc viêm chân răng, đau răng… thì bạn hãy nên súc miệng bằng nước muối nhiều lần để có thể giảm bớt tình trạng sưng viêm, khó chịu và hỗ trợ quá trình điều trị.

Một Số Phương Pháp Chăm Sóc Răng Miệng

Đánh răng đúng cách

Trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng, đánh răng thường xuyên thôi thì chưa đủ, thao tác đánh răng phải đúng cách để có thể hoàn toàn loại bỏ các mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, hạn chế vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi.

Nếu bạn đánh răng không đúng sẽ có thể làm mòn lớp men răng và gây ra hiện tượng răng nhạy cảm và ê buốt, mảng bám sẽ cứng lại và tích tụ dần, tạo điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển và tấn công. Ngoài ra, nếu đánh răng quá mạnh còn có thể làm tổn thương nướu răng, gây ra viêm nướu và tụt nướu.

Vệ sinh lưỡi

Mách bạn cách vệ sinh lưỡi đơn giản, hiệu quả - YouMed

Không chỉ tích tụ trên răng gây nên tình trạng cao răng mà các mảng bám còn tích tụ trên lưỡi, gây ra những vấn đề sức khỏe răng miệng và hơi thở có mùi hôi. Do vậy nên mỗi khi chăm sóc răng miệng thì bạn hãy kết hợp chải răng với chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng hoặc sử dụng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.

Sử dụng loại kem đánh răng chứa fluoride

Việc lựa chọn kem đánh răng phù hợp là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe răng miệng.

Có rất nhiều loại kem đánh răng trên thị trường hiện nay, bạn có đa dạng lựa chọn theo sở thích về mùi và thương hiệu nhưng việc chọn kem đánh răng có chứa fluoride là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Fluoride là một chất giúp chống lại vi trùng gây sâu răng, đồng thời cũng cung cấp một hàng rào bảo vệ răng, giúp men răng bền vững và giảm sâu răng.

Sử dụng chỉ nha khoa

Tăm xỉa răng thường sẽ không thể tiếp cận đến được những kẽ nhỏ của răng, và để khắc phục điều đó thì chỉ nha khoa hoặc tăm nước sẽ có thể lấy đi những mẩu thức ăn nhỏ bị nhét vào trong kẽ răng mà không gây tổn thương nướu răng.

Các bước dùng chỉ nha khoa đúng cách | Vinmec

Kẽ răng được làm sạch hoàn toàn thì các mảng bám, tình trạng kích thích nướu và viêm nhiễm sẽ được giảm đáng kể.

Súc miệng sau khi ăn

Bên cạnh việc chúng ta cần phải đánh răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa, súc miệng với nước kháng khuẩn sẽ có thể ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về nướu.

Nước súc miệng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của chúng ta theo 3 cách:

  • Giúp răng tái khoáng hóa

  • Giảm lượng axit

  • Làm sạch các khu vực khó chải ở trong nướu và xung quanh.

Súc miệng với nước kháng khuẩn sau khi ăn là một biện pháp làm sạch khá toàn diện, nhất là với những bé trên 12 tuổi hoặc những người không quen sử dụng tăm nước và chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Dù ở tuổi nào thì có một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ luôn mang lại lợi ích cho sức khỏe răng miệng và nướu.

Các lưu ý về một chế độ ăn uống lành mạnh | Vinmec

Uống nhiều nước lọc sẽ rất có ích cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể. Bạn nên uống nước lọc sau mỗi bữa ăn giúp đẩy lùi tác động tiêu cực axit có trong thực phẩm và đồ uống.

Chế độ ăn cân bằng các dinh dưỡng gồm những thực phẩm tươi như các loại hạt, ngũ cốc, trái cây, các loại rau củ và các sản phẩm từ sữa sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.

Hạn chế ăn đồ ngọt và các loại thức ăn chứa nhiều axit. Đường trong các món ngọt sẽ bị vi khuẩn trong miệng tiêu hoá và chuyển hóa thành axit làm mòn men răng và dẫn đến sâu răng.

Ngoài ra, các món ăn ngọt thường bám dính trên bề mặt răng lâu, làm gia tăng lượng axit trong thời gian dài. Trái cây có chứa nhiều axit như cam, chanh, dứa, dâu tây, cùng các thức uống như trà, cà phê cũng sẽ gây ảnh hưởng đến men răng.

Nước uống có gas cũng là một trong những nguy cơ gây ra các vấn đề về răng miệng vì cacbon sẽ làm tăng axit trong miệng. Hãy súc miệng bằng nước lọc sau khi sử dụng những thực phẩm như vậy.

Khám nha khoa mỗi năm

Khám nha khoa định kỳ ít nhất là 2 lần trong năm hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có vấn đề về răng nướu để có thể được chăm sóc và tư vấn sức khỏe răng miệng.

13 bác sĩ khám răng giỏi tại Hà Nội

Nha sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng, thăm khám phát hiện ra  sâu răng và điều trị phù hợp. Ngoài ra, khám định kỳ còn giúp bạn phát hiện ra những vấn đề nguy cơ và đưa ra giải pháp ngăn chặn kịp thời chẳng hạn như:

  • Các dấu hiệu của ung thư khoang miệng: 90% trường hợp ung thư khoang miệng đều có thể điều trị được khi phát hiện sớm. Nếu không chẩn đoán sớm, ung thư sẽ có thể di căn và do đó khó điều trị hơn.
  • Mòn răng do nghiến răng trong khi ngủ là một rối loạn do lo âu hoặc căng thẳng. Nếu không phát hiện và điều trị sẽ có nguy cơ sâu răng.
  • Các về nướu gồm viêm nướu hay nha chu là một nguyên nhân hàng đầu gây ra mất răng ở người lớn tuổi.

Ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người có nhiều bệnh lý, họ dễ bị khô miệng do giảm tiết nước bọt, đây là nguy cơ của sâu răng và bệnh về nướu. Hiện trên thị trường có khoảng 800 loại thuốc gây ra tình trạng trên, vì thế cần phải báo cho nha sĩ biết được loại thuốc đang dùng để thay đổi sang loại thuốc khác hoặc cần phải sử dụng nước súc miệng phù hợp.

Tóm lại, việc  chải răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và khám răng định kỳ… là một trong những việc quan trọng cần thực hiện để bạn có thể giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh về nướu, bảo vệ sức khỏe răng miệng và mang lại sự tự tin khi giao tiếp.

Trên đây, bài viết đã giải đáp vấn đề súc nước muối trước hay sau khi đánh răng. Hy vọng bạn đã có cho mình thêm kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng.

0 ( 0 bình chọn )

Nha Khoa Hữu Cầu

https://nhakhoahuucau.com
Nha khoa Hữu Cầu chuyên sâu phục hình răng sứ, chỉnh hình răng, cấy ghép răng Implant, tẩy trắng răng, niềng răng thẩm mỹ. Cung cấp thông tin nha khoa bổ ích.

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm